Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh 12 (ngắn nhất) > Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 Bài 36 trang 156: Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật.

Đáp án:

* Ví dụ về quần thể sinh vật:

Ví dụ 1: Đàn chó rừng

Ví dụ 2: Quần thể chim cánh cụt ở Nam Cực

Ví dụ không phải quần thể sinh vật:

Ví dụ 1: Các cây sống ở rừng rậm nhiệt đới

Ví dụ 2: 1 con chim sâu

Câu hỏi Sinh 12 Bài 36 trang 157: Quan sát các hình 36.2,36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học, em hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bằng 36:

Đáp án:

Bảng 36. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa
Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão.
Các cây thông nhựa liền rễ nhau Khi một cây bị gãy, cây còn lại sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây đó nảy mầm trở lại.
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Giúp săn được con mồi lớn, bảo vệ đàn.
Các con chim cánh cụt sống tập chung lại với nhau vào mùa lạnh Giữ ấm và tránh các điều kiện bất lợi như bão tuyết.
Các con bồ nông xếp thành hàng Bắt được nhiều cá hơn
.... *

* Học sinh đưa thêm nhiều ví dụ khác.

Câu hỏi Sinh 12 Bài 36 trang 159: Từ những ví dụ trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.

- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì?

Đáp án:

- Các hình thức cạnh tranh phổ biến đó là:

+) Tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng, nơi ở

+) Tranh giành bạn tình

+) Cá thể lớn ăn cá thể bé

Nguyên nhân: Do mật độ cá thể lớn, môi trường không cung cấp đủ nguồn sống cho mỗi cá thể, Các con đực tranh giành bạn tình để sinh sản và do thiếu thức ăn

- Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Do thực vật cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ → các cây phát triển yếu hơn (phát tán cành kém, chậm phát triển chiều cao) ít và khó nhận được ánh sáng nên chúng sẽ bị chết → những cây phát triển mạnh sẽ càng vươn cao để nhận ánh sáng.

- Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn

+ Nguyên nhân: Khả năng cung cấp của môi trường không đủ (thiếu nơi ở, cạn kiệt thức ăn…); tranh giành con cái; tranh giành địa vị trong đàn…

+ Hiệu quả: Số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 159 Sinh học 12: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

A. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

B. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

C. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

D. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

E. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

G. Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng vật của thiên nhiên như sông, núi, eo biển, …

H. Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Đáp án:

Đáp án đúng là: B, C, G.

Câu 2 trang 159 Sinh học 12: Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Vì sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Đáp án:

- Ví dụ:

+ Hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn như loài kiến, loài ong,.... Hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

+ Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: Các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành các khu vực sinh sống của từng cặp hổ báo bố mẹ. Hay cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới tình trạng cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển vì:

+ Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

Câu 3 trang 159 Sinh học 12: Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Đáp án:

- Biểu hiện của mối quan hệ Hỗ trợ trong quần thể.

- Lối sống bầy đàn đem lại những lợi ích cho quần thể như sau:

+ Giúp nâng cao cảnh giác (thông báo về sự xuất hiện của kẻ thù, cùng nhau chống lại kẻ thù…)

+ Bảo vệ trước các điều kiện bất lợi từ các nhân tố sinh thái vô sinh.

+ Tăng hiệu quả săn mồi, tìm kiếm thức ăn.

+ Tăng cơ hội kết cặp một cách dễ dàng.

+ Một số quần thể sống bầy đàn có sự phân chia thứ bậc (con mạnh mẽ nhất, nhiều kinh nghiệm sẽ là con đầu đàn) giúp sự phân công công việc của quần thể tốt hơn, có tính tổ chức và sự nhường nhịn nhau…