Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh 12 (ngắn nhất) > Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 Bài 24 trang 104: Quan sát hình 24.1 và cho biết xương chi của các loài động vật trong hình tương đồng với nhau như thế nào? Những biến đổi ở xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi ra sao?

Đáp án:

- Xương chi của các loài động vật trong hình có sự tương đồng với nhau đó là: Đều gồm xương cẳng tay và xương bản tay. Trong đó, xương cẳng tay gồm xương trụ và xương quay nối với xương bàn bằng các khớp, xương bàn tay có xương các ngón tay và xương bàn.

- Những biến đổi ở xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như sau:

+ Đối với loài mèo: Xương cẳng tay dài, xương bàn nhỏ gọn và ngắn, dài đều nhau ⇒ giúp cho mèo vận chạy nhanh hơn.

+ Đối với cá voi: Xương cẳng tay rất ngắn, xương bàn tay bé, xương ngón tay có 2 ngón giữa phát triển dài vượt trội ⇒ linh hoạt để rẽ nước.

+ Đối với dơi: Xương chi trước đều rất mảnh, xương ngón rất dài ⇒ giúp sải rộng cánh để bay.

+ Đối với người: Xương cẳng tay to, vững chắc, xương ngón tay cái đối diện với 4 ngón còn lại ⇒ giúp các ngón tay linh hoạt khi cầm nắm.

Câu hỏi Sinh 12 Bài 24 trang 106: Em hãy đưa ra bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn.

Đáp án:

- Ti thể và lục lạp có ADN và riboxom (2 thành phần cần cho sự di truyền) có thể di truyền độc lập với ADN và riboxom ở nhân tế bào.

- Ti thể và lục lạp đều có màng gồm 2 lớp photpholipit giống với cấu tạo của màng sinh chất của tế bào.

- Lạp thể thì có hệ sắc tố, vì thế cho rằng nó nguồn gốc từ vi khuẩn lam

- Ty thể thì có hệ thống hô hấp, tạo ra được năng lượng, và người ta cho rằng cũng từ vi khuẩn cộng sinh rồi trải qua thời gian, nó bứt ra và đi sâu vào trong tế bào, mang theo toàn bộ vốn liếng có sẵn rồi ở luôn

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 107 Sinh học 12: Vì sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa?

Trả lời:

*Cơ quan thoái hóa hay được sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Vì:

Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được chọn lọc tự nhiên giữ lại, điều đó chứng tỏ chúng được giữ lại ở các loài là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.

Câu 2 trang 107 Sinh học 12: Em hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

Đáp án:

Bằng chứng:

- Các sinh vật có vật chất di truyền là ADN, một số nhỏ các sinh vật khác là ARN.

- Các sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền.

- Cơ chế phiên mã, dịch mã ở các loài là khác nhau.

- Protein được cấu tạo từ đơn phân là 20 loại axit amin.

Câu 3 trang 107 Sinh học 12: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

A. Hai châu lục này trong quá khứ đac có lúc gắn liền với nhau.

B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D. Cả B và C.

Đáp án:

Đáp án đúng là: C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

Câu 4 trang 107 Sinh học 12: Vì sao những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?

Đáp án:

Những cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì mà vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác, không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ vì:

- Các cơ quan thoái hóa tuy không còn giữ chức năng nhưng cũng không gây hại cho sinh vật ⇒ không bị loại bỏ.

- Các gen quy định các cơ quan thoái hóa có thể sẽ bị loại bỏ dựa vào các yếu tố ngẫu nhiên, tuy nhiên thời gian chưa đủ dài nên các yếu tố ngẫu nhiên chưa kịp tác động làm mất gen ⇒ chưa bị loại bỏ.