Bài 29 : Quá trình hình thành loài - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 29 trang 126: Giải thích quá trình hình thành loài trên hình 29 và cho biết vì sao trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên Trái Đất)?
Đáp án:
* Quá trình hình thành loài trên hình 29 như sau:
Loài A di cư từ đất liền ra đảo (cách li sông, biển với đất liền), sau một thời gian loài A hình thành các đặc điểm khác với chính nó ban đầu => hình thành loài mới là B.
Loài B di cư đến 2 đảo khác nhau hình thành nên loài mới là loài C ở đảo thứ nhất và loài D ở đảo thứ hai. Trong đó loài C khác biệt so với loài D.
* Trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu, Vì:
- Đầu tiên, có một số lượng nhỏ các cá thể di cư đến một đảo, do số lượng cá thể nhỏ nên các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN ảnh hưởng mạnh đến vốn gen của quần thể → hình thành loài mới.
- Trong khi đó, đảo có cách li địa lí nên không có hiện tượng di – nhập gen chi phối nên các đặc điểm thích nghi của loài khó tìm thấy ở các quần thể khác trên Trái Đất.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 128 Sinh học 12: Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
Đáp án:
Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới:
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển, … ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Do các trở ngại đó, một quần thể ban đầu chia thành nhiều quần thể khác nhau sống cách li với nhau tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen → xuất hiện các trở ngại → có thể xuất hiện cách li sinh sản → hình thành loài mới.
Câu 2 trang 128 Sinh học 12: Vì sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
Đáp án:
* Quần đảo được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới vì:
- Quần đảo là nơi thích hợp cho sự hình thành loài mới và quần đảo có sự cách li địa lí tương đối hoàn hảo giữa các loài ở khu vực địa lí khác.
- Mặc dù sự cách li địa lí không phải là cách li sinh sản nhưng nó làm các cá thể của các quần thể khác nhau ít có cơ hội gặp gỡ nhau nên cách li tương đối về mặt sinh sản.
Câu 3 trang 128 Sinh học 12: Vì sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
Đáp án:
Cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật, vì: Các loài động vật có khả năng di chuyển đến các vùng địa lí xa hơn trong mỗi lần di cư về các cùng đất mới do sự cạnh tranh khốc liệt với các cá thể khác trong quần thể.
Câu 4 trang 128 Sinh học 12: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
Đáp án:
Đáp án đúng là: B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Bài trước: Bài 28: Loài - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - Sinh học 12 (ngắn nhất)