Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh 12 (ngắn nhất) > Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - Sinh học 12 (ngắn nhất)

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 Bài 30 trang 131: Vì sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật?

Đáp án:

Vì:

- Ở động vật khó tạo con lai khi lai xa do bộ NST khác nhau nhiều. Khó xác định được giới tính khi thực hiện đa bội hoá. Khó đa bội hoá ở động vật do động vật không chịu được những biến động lớn về bộ NST, chúng sẽ chết.

- Còn ở thực vật rất dễ lai xa tạo con lai, đa bội hóa dễ dàng mà con lai không bị chết, thực vật không có hệ thần kinh điều khiển

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Câu 1 trang 132 Sinh học 12: Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Đáp án:

* Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí CÓ THỂ hình thành nên các loài khác nhau. Vì:

- Có thể hình thành loài mới bằng cách li tập tính (các tập tính sinh sống khác nhau làm hai loài không giao phối với nhau, lâu dần dẫn đến cách li sinh sản) hoặc hình thành loài mới do cách li sinh thái (do sống ở ổ sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản làm hình thành loài mới) hay hình thành loài mới do lai xa và đa bội hóa.

Câu 2 trang 132 Sinh học 12: Loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại của Mỹ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mỹ có bộ NST 2n = 52.

Đáp án:

- Sự hình thành loài bông trồng ở Mỹ là do cơ chế lai xa và đa bội hóa.

- Sơ đồ:

Câu 2 trang 132 Sinh học 12 ảnh 1

Câu 3 trang 132 Sinh học 12: Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Đáp án:

* Cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa như sau:

- Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Tuy nhiên, con lai khác loài hầu hết đều bất thụ. Con lai khác loài nếu được đa bội hóa làm cho mỗi NST đều có NST tương đồng thì chúng có khả năng sinh sản bình thường.

- Cây lai khi lai trở lại với bố mẹ thì được cơ thể bất thụ nên nó là một loài mới.

Câu 4 trang 132 Sinh học 12: Vì sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy?

Đáp án:

* Phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy, Vì: Chúng ta có thể khai thác các vốn gen sẵn có từ các giống này, các gen quý và hình thành giống mới từ các giống đó.

Câu 5 trang 132 Sinh học 12: Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì

A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.

B. quần thể cây 4n không thể giao phối được với các cây của quần thể cây 2n.

C. quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.

D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.

Đáp án:

Đáp án đúng là C. quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.