Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Sinh 12 Bài 12 trang 51: Kết quả thí nghiệm trên khác gì với kết quả thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen?
Đáp án:
Sự khác nhau:
- Ở thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen: Kết quả lai thuận và lai nghịch là như nhau ở cả 2 giới.
- Còn ở thí nghiệm trên: Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau; có sự phân li kiểu hình ở 2 giới là khác nhau.
Câu hỏi Sinh 12 Bài 12 trang 52: Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra nhận xét gì?
Đáp án:
Kết luận: Kiểu hình ở thế hệ con luôn giống kiểu hình của cơ thể mẹ.
⇒ do sự di truyền theo dòng mẹ, bởi vì giao tử đực hầu như chỉ di truyền nhân và hầu như không truyền tế bào chất.
⇒ sự di truyền theo dòng mẹ.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 53 Sinh học 12: Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.
Đáp án:
Các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định như sau:
- Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch là khác nhau: Tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới là khác nhau.
- Có hiện tượng di truyền chéo:
+ Mẹ bị bệnh ⇒ con trai bị bệnh;
+ Bố bị bệnh ⇒ khả năng bị bệnh của con gái lớn hơn.
Câu 2 trang 53 Sinh học 12: Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh.
Đáp án:
Quy ước gen:
A: không bệnh; a: bị bệnh
- Em trai của vợ bị bệnh có kiểu gen XaY
⇒ Bố mẹ bên vợ có kiểu gen như sau: Bố là XAY và mẹ là XAXa (bố, mẹ đều không bệnh)
⇒ Người vợ có kiểu gen XAXA hoặc XAXa với khả năng xuất hiện 2 kiểu gen trên là như nhau: 1/2 XAXA: 1/2 XAXa ⇒ tỉ lệ giao tử: XA = ¾; Xa = 1/4
- Người chồng không bệnh có kiểu gen XAY ⇒ tỉ lệ giao tử: XA = 1/2; Y= 1/2
Yêu cầu đề bài: Sinh con trai mắc bệnh:
- Con trai mắc bệnh có kiểu gen: XaY= 1/4 XaX 1/2 Y = 1/8
Vậy, tỉ lệ sinh con trai mắc bệnh của cặp vợ chồng là 1/8.
Câu 3 trang 53 Sinh học 12: Làm sao để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?
Đáp án:
Để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định ta dùng phép lai thuận nghịch:
+ Nếu kết quả phép lai thuận giống kết quả phép lai nghịch ⇒ gen quy định bệnh nằm trên NST thường.
+ Nếu kết quả lai thuận khác kết quả phép lai nghịch, và bệnh xuất hiện ở cả 2 giới ⇒ gen quy định bệnh nằm trên NST giới tính X.
Câu 4 trang 54 Sinh học 12: Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm sao để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Đáp án:
* Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân: Kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ.
* Để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định ta sử dụng phép lai phân tích:
- Nếu kiểu hình của con lai luôn giống với kiểu hình của cơ thể mẹ đem lai ⇒ tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định.
- Các trường hợp còn lại ⇒ tính trạng do gen nằm trong nhân quy định.
Câu 5 trang 54 Sinh học 12: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Đáp án:
Đáp án đúng là D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.
Bài trước: Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen - Sinh học 12 (ngắn nhất)