Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Sinh 12 Bài 43 trang 193: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c, … trong hình 43.2.
Đáp án:
a, Bậc dinh dưỡng cấp 1
b, Bậc dinh dưỡng cấp 2
c, Bậc dinh dưỡng cấp 3
d, Bậc dinh dưỡng cấp 4
e, Bậc dinh dưỡng cấp 5
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 194 Sinh học 12: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn.
Đáp án:
- Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, một mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.
- Lưới thức ăn là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung trong một hệ sinh thái.
Ví dụ 1: Chuỗi bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng:
Cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bang → sinh vật phân giải.
Ví dụ 2: Chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:
Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu bọ ăn ấu trùng → cá → sinh vật phân giải.
Câu 2 trang 194 Sinh học 12: Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
Đáp án:
* Ví dụ về quần xã tự nhiên: Rừng mưa nhiệt đới
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: thực vật, vi sinh vật quang tự dưỡng
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: kiến, sóc, sâu, chim ăn hạt, nhím, thỏ, muỗi…
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: chim ăn sâu, chim gõ kiến, cáo, rắn, thằn lằn…
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4: rắn, trăn, đại bàng
+ Bậc dinh dưỡng cấp 5: sinh vật phân giải.
* Ví dụ quần xã nhân tạo: Đồng lúa
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: lúa, cỏ
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: sâu, rệp, chuột, muỗi, ếch, cua, ốc
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: chim sâu, rắn, ốc
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4: diều hâu
+ Bậc dinh dưỡng cấp 5: sinh vật phân giải.
Câu 3 trang 194 Sinh học 12: Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.
Đáp án:
Tháp số lượng | Tháp sinh khối | Tháp năng lượng | |
Cơ sở xây dựng | Số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. | Khối lượng tổng số của các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng. | Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng. |
Ưu điểm | Dễ xây dựng. | Mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. | Hoàn hảo nhất, biểu thị sự tương quan chính xác giữa các loài và quan hệ giữa chúng. |
Nhược điểm | - Ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau
- Không đồng nhất - Việc so sánh không chính xác | - Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau.
– Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng. | - Xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. |
Câu 4 trang 194 Sinh học 12: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Đáp án:
Đáp án đúng là C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
Bài trước: Bài 42: Hệ sinh thái - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển - Sinh học 12 (ngắn nhất)