Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 180 Sinh học 12: Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh họa.
Đáp án:
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Sự khác nhau giữa Quần thể sinh vật và Quần xã sinh vật:
Quần thể sinh vật | Quần xã sinh vật | |
Thành phần | Tập hợp các cá thể cùng loài | Tập hợp nhiều quần thể |
Không gian sống | Là nơi sống | Là sinh cảnh |
Mối quan hệ chủ yếu | Hỗ trợ (quần tụ) và cạnh tranh | Thường xuyên xảy ra quan hệ đối địch và hỗ trợ |
Thời gian hình thành | Ngắn | Lâu dài |
Tính ổn định | Ít ổn định | Bền vững |
Các đặc trưng | Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể, tỉ lệ sinh – tử… | Sự đa dạng loài, thành phần loài, sự phân tầng (đứng và ngang)… |
Cơ chế cân bằng | Dựa vào tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư | Khống chế sinh học giữa các loài |
Ví dụ | - Quần thể chim cánh cụt Nam Cực
- Quần thể sói trong rừng X | - Các quần thể ở rừng ngập mặn
- Các quần thể cây ở rừng mưa nhiệt đới |
Đáp án:
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:
+ Đặc trưng về thành phần loài biểu hiện qua độ phong phú loài, loài ưu thế, loài đặc trưng…
+ Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
+ Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã (theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang)
- Ví dụ: trong 1 ao nuôi cá chép còn có các loài sinh vật khác như: tôm, cua, ốc, trai, cá rô phi, tảo, rong, bèo tây. Trong đó:
+ Đặc trưng về thành phần loài gồm: Các loài tôm, cua, ốc, trai, cá rô phi, tảo, rong, bèo tây; loài ưu thế và loài đặc trưng là cá chép.
+ Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã: Sống trên mặt nước là bèo tây, tảo; sống ở vùng nước mặt là cá chép; tầng nước xáo trộn ở giữa là cá rô phi, tôm; sống ở tầng đáy có rong, cua; sống dưới lớp bùn có trai, ốc.
Câu 3 trang 180 Sinh học 12: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
Đáp án:
Quan hệ hỗ trợ | Quan hệ đối kháng | |
Lợi ích của các loài | Cả 2 loài đều có lợi hoặc ít nhất 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại. | Có ít nhất 1 loài bị hại hoặc cả 2 loài đều có hại. |
Ý nghĩa sinh thái | Giúp các loài có cơ hội cùng tồn tại và phát triển, làm đa dạng quần xã. | Giúp đảm bảo sự cân bằng của quần xã sinh vật. |
Các mối quan hệ trong đó | Cộng sinh, hợp tác, hội sinh. | Cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. |
Câu 4 trang 180 Sinh học 12: Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài bị hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:
- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.
Đáp án:
(1) Cộng sinh
(2) Hợp tác
(3) Hội sinh
(4) Kí sinh
(5) Ức chế - cảm nhiễm
(6) Sinh vật này ăn sinh vật khác
(7) Cạnh tranh
Câu 5 trang 180 Sinh học 12: Muốn trong một ao hồ nuôi được nhiều loài cá, cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào?
Đáp án:
- Muốn trong một ao hồ nuôi được nhiều loài cá, cho năng suất cao, chúng ta cần:
+ Chọn nuôi các loài cá mà loài này không phải là thức ăn của loài kia.
+ Chọn nuôi các loài cá có ổ sinh thái khác nhau (có nguồn thức ăn khác nhau, tầng nước phân bố khác nhau).
Bài trước: Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 41: Diễn thế sinh thái - Sinh học 12 (ngắn nhất)