Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 143 Sinh học 12: Hóa thạch là gì? Nêu vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh giới.
Đáp án:
- Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất (di tích của sinh vật để lại có thể là bộ xương, mẩu xương hay vết chân, …)
- Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa của sinh giới:
+ Hóa thạch ung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
+ Cụ thể, các nhà khoa học đã xác định được tuổi của hóa thạch, qua đó kết luận loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau và quan hệ họ hàng của các loài.
Câu 2 trang 143 Sinh học 12: Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
Đáp án:
Để phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại người ta dựa vào sự biến đổi địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của những sinh vật còn sống sót. Và các niên đại thường có những đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh giới.
Câu 3 trang 143 Sinh học 12: Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của sinh giới?
Đáp án:
Hiện tượng trôi dạt lục địa làm thay đổi rất mạnh về điều kiện khí hậu của Trái Đất => có thể dẫn tới các đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài → sau đó là sự phát sinh bùng nổ của các loài mới.
Câu 4 trang 143 Sinh học 12: Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?
Đáp án:
- Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì KỈ JURA của đại Trung sinh.
- Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào KỈ TRIRAT của đại Trung sinh.
Câu 5 trang 143 Sinh học 12: Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người.
Đáp án:
- Khí hậu Trái Đất trong tương lai: Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra → Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái học, đe dọạ sự tuyệt chúng của nhiều loài sinh vật.
- Để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người, cần phải:
+ Cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm môi trường, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho Trái Đất nóng lên,
+ Bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừng...
+ Bảo vệ các loài sinh vật.
Bài trước: Bài 32: Nguồn gốc sự sống - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 34: Sự phát sinh loài người - Sinh học 12 (ngắn nhất)