Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen - Sinh học 12 (ngắn nhất)
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Sinh 12 Bài 10 trang 42: Hai alen thuộc cùng một gen (ví dụ, alen A và a) có thể tương tác với nhau theo những cách nào?
Đáp án:
Hai alen thuộc cùng một gen (ví dụ, alen A và a) có thể tương tác với nhau theo 3 cách sau:
- Mối quan hệ trội – lặn hoàn toàn
- Mối quan hệ trội – lặn không hoàn toàn
- Mối quan hệ đồng trội.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 45 Sinh học 12: Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn:
- Một gen quy định một tính trạng.
- Một gen quy định một enzim/ protein.
- Một gen quy định một chuỗi polipeptit.
Đáp án:
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen quy định trình tự nu trên mARN, từ đó quy định trình tự axit amin trong protein và từ đó quy định tính trạng.
- Kiểu quan hệ “Một gen quy định một chuỗi polipeptit” là chính xác hơn. Vì: Một prôtêin có thể gồm nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau cùng quy định. Một tính trạng lại có thể được quy định bởi nhiều loại prôtêin khác nhau.
Câu 2 trang 45 Sinh học 12: Trong một thí nghiệm, người ta cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được các cây F2 với tỉ lệ kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Em hãy giải thích kết quả lai và viết sơ đồ lai từ thế hệ P đến F1 và F2.
Đáp án:
Giải thích:
- Lai hoa đỏ với hoa trắng thu được 100% hoa đỏ ⇒ P là thuần chủng.
- F2 có tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng ⇒ là kết quả của tương tác cộng gộp.
Quy ước gen: A_B_: quy định hoa đỏ; A_bb, aaB_, aabb: quy định hoa trắng
Sơ đồ lai:
P: AABB (hoa đỏ) x aabb (hoa trắng)
GP: AB ab
F1: AaBb (100% hoa đỏ)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: 9A_B_: 3 A_bb: 3 aaB_: 1 aabb
(9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng)
⇒ Phù hợp đề bài.
Câu 3 trang 45 Sinh học 12: Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau hay không? Giải thích vì sao?
Đáp án:
- Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau. Vì chúng có các mối tương tác như sau:
+ Mối quan hệ trội – lặn hoàn toàn
+ Mối quan hệ trội – lặn không hoàn toàn
+ Mối quan hệ đồng trội.
Giải thích: Do trong kiểu gen của cơ thể gồm 2 alen, 2 alen này cùng tác động nên sự biểu hiện kiểu hình.
Câu 4 trang 45 Sinh học 12: Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen không? Giải thích vì sao?
Đáp án:
- Sự tương tác giữa các gen KHÔNG có mâu thuẫn gì với các quy luật phân li của các alen. Vì:
+ Trong thực tế, các cơ thể sinh vật có rất nhiều gen quy định các tính trạng khác nhau. Các gen đó di truyền theo các quy luật di truyền khác nhau, tùy thuộc từng gen.
⇒ Do vậy quy luật di truyền tương tác gen và tác động đa hiệu của gen được thiết lập sau quy luật di truyền của Menđen nhưng không phủ nhận mà bổ sung cho nó.
Câu 5 trang 45 Sinh học 12: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Đáp án:
Đáp án đúng là: C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
Bài trước: Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập - Sinh học 12 (ngắn nhất) Bài tiếp: Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen - Sinh học 12 (ngắn nhất)