Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 8: Xenlulozơ - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 8: Xenlulozơ - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 1 (trang 49 sgk Hóa 12 nâng cao): Xenlulozo không phản ứng với các tác nhân nào dưới đây?

A. HNO3 đặc/H2SO4 đặc/to

B. H2/Ni

C. Cu (OH)2 + NH3

D. (CS2 + NaOH)

Bài giải:

Đáp án đúng là: B

Giải thích:

Xenlulozo không phản ứng với H2/Ni

Bài 2 (trang 49): Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống của các câu sau đây:

Tương tự tinh bột, xenlulozo không có phản ứng.... (1)... và có phản ứng... (2)... trong dung dịch axit thành... (3)

ABCD
(1)Tráng bạc Thủy phân Khử Oxi hóa
(2)Thủy phân Tráng bạc Oxi hóa Este hóa
(3)glucozofructozosaccarozomantozo

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Tương tự tinh bột, xenlulozo không có phản ứng tráng bạc và có phản ứng thủy phân trong dung dịch axit thành glucozo.

Bài 3 (trang 50):

a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin

b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô

Bài giải:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit: amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh.

b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô (tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau

Bài 4 (trang 50):

a. Tại sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột.

b. Tại sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra.

Bài giải:

a. Dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột vì, xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột. Vì thế, chúng được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo.

b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa:

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thủy phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mủn ra sau đó mới bị bục.

Bài 5 (trang 50): Viết các phương trình hóa học điều chế xenlulozo diaxetat và xenlulozo triaxetat từ xenlulozo và andehit axetic (CH3CO)2O có mặt H2SO4, biết rằng phản ứng còn sinh ra axit axetic.

Bài giải:

Bài 6 (trang 50): Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1.000.000 – 2.400.000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao).

Bài giải:

Phân tử khối của xenlulozo: 162n.

Với M = 1.000.000 ⇒ n = 1.000.000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là:

Với M = 2.400.000 ⇒ n = 2.400.000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là:

Chiều dài mạch xenlulozo trong khoảng 3,0864.10-6m - 7,4074.10-6m