Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 14: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit, protein - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 14: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit, protein - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 1 (trang 79 sgk Hóa 12 nâng cao): Điền vào ô trống ở cuối câu chữ Đ (đúng), chữ S (sai) sao cho thích hợp:

A. Amin là loại hợp chất có nhóm –NH2 trong phân tử

B. Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong amino axit tương tác với nhau thành ion lưỡng cực

C. Polipeptit là polime mà phân tử gồm khoảng 11-50 mắt xích α-aminoaxit nối với nhau bằng liên kết peptit

D. Protein là polime mà phân tử chỉ gồm các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit

Bài giải:

A - S

B - Đ

C - Đ

D - S

Bài 2 (trang 80):

a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein.

b. So sánh tính chất hóa học của amin và amino axit.

Bài giải:

a. So sánh đặc điểm cấu tạo của amin, amino axit và protein.

- Amin là chất hữu cơ mà phân tử có nguyên tử N liên kết với 1,2 hay 3 gốc hidrocacbon.

- Amino axit là chất mà phân tử có chứa đồng thời hai loại nhóm chức là –COOH và –NH2

- Protein: Hợp chất cao phân tử tạo từ các amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit –CO-NH-

b. So sánh tính chất hóa học của amin và amin axit

- Amin có tính bazo: R-NH2 + HCl → RNH3Cl

- Amino axit có tính lưỡng tính: Tác dụng được với cả axit và bazo.

- Amino axit có thể trùng ngưng tạo thành polipeptit

Bài 3 (trang 80): Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau:

a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin

b. C6H5NH2, CH3CH (NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin

Bài giải:

a. Phân biệt CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin.

- Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 vig làm quỳ tím chuyển màu xanh.

- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.

- Hai dung dịch còn lại là NH2-CH2-COOH, CH3COONH4 cho tác dụng với NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khí mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.

CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O

- Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí:

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

b. Phân biệt C6H5NH2, CH3CH (NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin

- Đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.

- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH do làm quỳ tím chuyển màu xanh.

- Dùng dung dịch Br2 nhận ra C6H5NH2 do tạo kết tủa.

- Chất còn lại là CH3CH (NH2)COOH

Bài 4 (trang 80): Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp. Đó là một ninapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được những tripeptit nào có chứa phenylalanin (Phe)?

Bài giải:

Khi thủy phân không hoàn toàn Bradikinin có thể thu được 5 tripeptit có chứa Phe, đó là: Pro-Gly-Phe; Gly-Phe-Ser; Phe-Ser-Pro; Ser-Pro-Phe; Pro-Phe-Arg.

Bài 5 (trang 80): Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,... ) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên

Bài giải:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,... ) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học.

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein.

Bài 6 (trang 80):

a. Khối lượng các gốc glyxyl (từ glixin) chiếm 50% khối lượng tơ tằm (Fibroin).

Hãy tính khối lượng glyxin mà các con tằm cần để tạo nên 1kg tơ.

b. Xác định phân tử khối gần đúng của protein X chứa 0,16% lưu huỳnh, biết rằng phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh.

Bài giải:

a. Để tạo nên 1 kg tơ tằm mà khối lượng glyxin chiếm 50% khối lượng tơ cần một lượng glyxin là: 50.1/100 = 0,5 kg.

b. Phân tử khối của protein Mprotein = 32.100/0,16 = 20000 (đvC)