Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (hay nhất) > Soạn văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Soạn văn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

III. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Ghi nhớ Trang 35 Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 Tập I:

IV. Luyện tập

Câu 1 Trang 35 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

- Từ nách được Nguyễn Du dùng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa 2 bức tường xây xung quanh nhà (góc tường).

- Nguyễn Du đổi nghĩa từ nách để chỉ 1 bộ phận cơ thể người chỉ ở 1 góc tường, là 1 hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay chữ nách tường thành góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.

Câu 2 Trang 35 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chỉ cả mùa xuân và tuổi trẻ, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ cành xuân nói về nét đẹp của người con gái đang còn ở tuổi thanh xuân.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ men say của một thứ rượu ngon, đồng thời là 1 nghĩa bóng chỉ sức sống dồi dào và tình bạn khắng khít.

- Trong 2 câu thơ của HCM: Chữ "xuân" đầu tiên có nghĩa là mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ 2 có nghĩa là sức sống mới tươi đẹp.

Câu 3 Trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

a. 2 câu thơ của Huy Cận: Trong 2 câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc là 1 thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với nhân hoá để hình ảnh mặt trời gần gũi và sinh động hơn.

b. Trong 2 dòng thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển thành chân lý và lí tưởng cách mạng.

c. Hai dòng thơ Nguyễn Khoa Điềm:

- Từ mặt trời trong dòng đầu tiên của Nguyễn Khoa Điềm chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.

- Từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 được dùng ẩn dụ chỉ đứa con trên lưng mẹ. Con là ánh mặt trời, là hạnh phúc, là niềm tin và là ánh sáng của cuộc đời mẹ.

Câu 4 Trang 36 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

a. Từ mọn mằn: từ mới được tạo ra nhờ phương pháp tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Từ “mọn” với nghĩa “nhỏ đến mức không đáng kể”

- Căn cứ vào các quy tắc tạo từ láy: Lặp lại phụ âm đầu: m

- Dựa vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Chữ gốc "mọn" đặt trước âm láy "mằn" đặt sau

- Đổi vần sang vần ăn, đổi âm nặng thành thanh huyền

=> Từ "mọn mằn" có nghĩa là nhỏ không đáng kể không đáng kể

b. Từ giỏi giắn: cũng là từ mới được tạo ra theo phương pháp tạo từ mới của tiếng Việt.

Căn cứ vào từ láy: chỉ người tài giỏi tài hoa

Căn cứ vào quy tắc cấu tạo từ láy: Bật phụ âm đầu: gi

Căn cứ vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau

Đổi vần thành vần ăn, âm hỏi thành thanh sắc

⇒ Từ giỏi giắn có nghĩa là rất tốt, tạo thiện cảm, được nhiều người yêu thích

c. Từ nội soi là một thuật ngữ y học được ra đời gần đây với phương pháp tạo hình từ mới trong tiếng Việt:

Được tạo từ hai từ có sẵn: nội và soi

Dựa vào phương thức cấu tạo của từ ghép có tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho từ chính.

⇒ Nội soi là phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể qua đó có thể quan sát và phát hiện các bệnh của con người.