Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (hay nhất) > Soạn văn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

Soạn văn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)

Bố cục

- Đoạn 1 bao gồm 4 câu đầu: hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát

- Đoạn 2 bao gồm 6 câu tiếp: cảm xúc suy tư của người đi đường

- Đoạn 3 là phần còn lại: sự bế tắc của người đi đường

Câu 1 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

Ý nghĩa tượng trưng của yếu tố hiện thực người đi trên cát

+ Đường đến vinh quang, đường đời vô cùng gian nan, gập ghềnh

+ Người đi trên cát luôn lao về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng

=> Cao Bá Quát trên nhu cầu cải cách giáo dục thông qua cái nhìn chán ghét lối học cũ và mưu cầu danh lợi

Câu 2 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

Các câu thơ liên kết logic với nhau:

+ Danh lợi: chỉ học hành, đi thi để làm quan là khái niệm xâu chuỗi toàn bộ đoạn thơ

+ “ Không học được tiên ông phép ngủ- Trèo non lội suối giận khôn vơi”: thể hiện tâm trạng chán chường của nhà thơ vì tự hành hạ mình theo đuổi vinh quang

- 4 câu thơ còn lại nói lên sự cám dỗ của vinh hoa và cuộc đời

+ Những ai đang ham danh lợi ắt tất tưởi ngược xuôi, nhưng ở đời không ai thoát khỏi cám dỗ của danh lợi

Danh lợi và tài sản giống như thức rượu khiến bạn mù quáng

=> Tác giả khuyên thoát khỏi cuồng quay vì danh hay lợi.

Câu 3 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

- Cảm xúc chán nản, mệt mỏi của nhà thơ khi đi trên bãi cát

+ Tầm cao tư tưởng bộc lộ ở chỗ tác giả nhìn ra tính vô nghĩa của lối học khoa cử theo công danh

+ Cuối cùng ông vẫn bị cuốn vào đoàn người đi trên bãi cát đó

=> Cao Bá Quát nhìn được sự vô nghĩa, hời hợt của con đường công danh theo lối cũ

Câu 4 Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, cấu trúc:

+ Nhịp thơ được tạo nên từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Nhịp thơ linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp thơ thể hiện sự gập ghềnh, trắc trở

Luyện tập Trang 42 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:

Cao Bá Quát hăm hở theo đuổi lý tưởng nhưng không thành

+ 9 năm cứ 3 năm 1 lần đi thi không đỗ tiến sĩ

+ Về sau được làm chức tập sự ở Bộ Lễ

+ Tình thương, trọng người tài nên phạm tội và bị đi đày ở

+ Ông nhận thấy nhiều điều bất công từ sự bóc lột của triều đình nhà Huế

=> Ông nhận thức được sự tầm thường của danh và lợi, và chế độ, do đó ông mong muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa và to lớn hơn cho thiên hạ, dẫn đến một cuộc nổi dậy chống lại chính quyền của triều đình.