Soạn văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Câu 1 Trang 90 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Hiện đại hóa: quá trình hình thành văn học từ hệ thống thơ trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
- Các yếu tố tạo điều kiện:
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đưa đất nước phát triển tiến bộ
+ Đóng góp của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam
- Diễn ra quá trình hiện đại hoá văn học. :
+ Thời kỳ đầu (từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1920)
+ Thời kỳ thứ 2 (1920-1930)
+ Thời kỳ thứ 3 (1930 - 1945)
⇒ Văn học thời kỳ đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo thành sự giao thời văn học
b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:
+ Chia thành 2 bộ phận: công khai và không công khai
+ Do đặc điểm của đất nước thuộc địa, chịu sự chi phối và chi phối của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Văn học phân chia công khai: văn học lãng mạn và văn học hiện thực
+ Văn học không công khai chứa đựng thơ ca cách mạng của các chiến sĩ và tù nhân yêu nước
c, Nguyên nhân:
- Sự cấp thiết của đòi hỏi của thời đại
- Tính chủ quan của văn học
- Cái tôi thức tỉnh, vực dậy
- Nhu cầu thưởng thức, văn học trở thành hàng hoá
Câu 2 Trang 91 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Văn học có 2 truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo
- Văn học từ đầu thế kỷ 20 đến Cách mạng tháng Tám:
+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than
+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp trang trọng, đoan trang
b, Những thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học
+ Tiểu thuyết cách tân bỏ vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, cấu rúc chương hồi, cốt truyện hấp dẫn
+ Tiểu thuyết hiện đại nhấn mạnh tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
+ Truyện linh hoạt, kết thúc có hậu, gần gũi với đời sống
+ Thơ: xóa bỏ ước lệ, quy ước khỏi thơ cũ
+ Cái tôi thơ mới phóng khoáng, đầy cảm xúc
+ Nhìn thế giới bằng con mắt háo hức và tích cực hơn
Luyện tập
Văn học (từ năm 1900 đến năm 1930) là văn học giao thời vì:
+ Sự tồn tại song song của hai nền văn chương (cũ và mới), 2 lực lượng sáng tạo
+ Đổi mới gặp nhiều trở ngại
+ Sự níu kéo của những cái cũ
+ Văn chương cũ tuy ở giai đoạn suy tàn, mà vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc
+ Giá trị văn chương mang tính chất giao thoa giữa truyền thống và hiện đại