Soạn văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
I. Mục đích và yêu cầu thao tác lập luận so sánh
Câu 1 Trang 79 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
- Đối tượng được SS: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều
- Đối tượng SS: Văn chiêu hồn
Câu 2 Trang 79 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Giống nhau: Đều nói về nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội xưa
- Khác:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: những người phụ nữ, cung nữ…
+ Truyện Kiều: loại người trong xã hội (tài tử gia nhân, lưu manh ác bá, quan lại, dân thường…
+ Văn chiêu hồn: con người lúc sống và khi chết
Câu 3 Trang 79 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
- Mục tiêu chính của việc so sánh đoạn trích:
Làm sáng tỏ luận điểm của tác giả: Truyện Kiều nâng tầm lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa lí thơ ca vào cõi chết.
Câu 4 Trang 79 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Mục tiêu của thao tác lập luận:
- Mục tiêu của phép so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác
- So sánh đúng để làm cho ý văn của học sinh có sức lay động, thuyết phục hơn
II. Cách so sánh
Câu 1 Trang 80 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Nguyễn Tuân so sánh quan niệm của Ngô Tất Tố về thắp sáng soi đường trong Tắt đèn với quan niệm về 2 hạng người:
- Những người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách phong tục, lối sống của người nông dân sẽ được cải thiện
- Kiểu hoài niệm: trở về cuộc sống giản dị và nâng cao đời sống của người nông dân
Câu 2 Trang 80 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Quan niệm soi đường:
Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi suy nghĩ tạo bước ngoặt trong tác phẩm của nhà văn (người nông dân bước đầu biết đấu tranh).
- Ngô Tất Tố tạo ra sự đối lập giữa các tuyến nhân vật nhằm tô đậm, làm nổi bật hình ảnh người nông dân phản kháng
Câu 3 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Mục đích của sự so sánh:
+ Làm nổi bật lựa chọn, cách thực hiện của tác giả khi miêu tả người nông dân phải biết vùng lên chống lên kẻ áp bức, bóc lột mình
+ Chỉ rõ bản chất của cách nói về người nông dân của “người ta” và Ngô Tất Tố từ đó để người đọc thấy được sự tiên tiến trong suy nghĩ của hai lớp tác giả
Câu 4 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Tiêu chí để trích dẫn chứng:
- Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của Tắt Đèn lớn hơn người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ
- Ông cố gắng nhấn mạnh những khía cạnh của cảnh đời
Luyện tập
Bài 1 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
Tác giả đã so sánh miền Bắc với miền Nam qua những phương diện:
- Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
- Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)
- Phong tục
- Các triều đại trị vì
- Anh hùng, hào kiệt
Bài 2 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
- So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của đất nước Đại Việt
- Khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không ai được xâm phạm
Bài 3 Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I:
- Là đoạn trích mang tính lý luận và thuyết phục cao
- Dẫn dắt người đọc đi đến chân lý, kết luận sự tồn tại độc lập của 2 quốc gia
- Mục đích lập luận đạt được kết quả
Bài trước: Soạn văn lớp 11: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Bài tiếp: Soạn văn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945