Soạn văn lớp 11: Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Bố cục
- Cách chia 1:
+ 2 dòng đề: Khung cảnh mùa thu
+ 2 dòng thực: Các chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ 2 dòng luận: Bầu trời và khung cảnh làng quê
+ 2 dòng kết: Tâm trạng của tác giả
- Cách chia 2:
+ Đoan 1 (sáu dòng thơ đầu): Cảnh mùa thu ở miền quê Bắc bộ
+ Đoạn 2 (hai dòng thơ cuối): Tình thu
Câu 1 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Điểm nhìn của tác giả
- Khung cảnh được nhìn nhận từ gần đến xa rồi từ xa trở lại gần: từ cái thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn đến ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
- Điểm nhìn đó đã giúp nhà thơ bao quát được toàn diện mùa thu, từ bầu trời đến con nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu
Câu 2 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Điểm đặc sắc trong phong cảnh mùa thu
- Độ dịu nhẹ thanh sơ cảnh vật:
+ Màu sắc: nước trong, sóng biếc, trời xanh, lá vàng. Tạo nhịp xanh: ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng xiên ngang của lá thu rơi.
+ Sự chuyển động: sóng nhẹ gợn sóng, lá vàng khẽ đung đưa, mây bồng bềnh...
+ Những hình ảnh bình dị, quen thuộc: ao, thuyền câu, ngõ trúc
Câu 3 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
- Khoảng trời rộng thăm thẳm tương phản với mặt ao hẹp, ngõ trúc
- Không gian cô đơn, tĩnh lặng, hơi buồn, lặng lẽ trong tâm hồn tác giả được thể hiện bằng hình tượng “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến nỗi người câu cá có thể nghe được tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
⇒ Bộc lộ sự cô đơn, u uất trong tâm hồn tác giả. Qua các tình tiết, ta có thể hiểu đó là tấm lòng yêu nước, tấm lòng thời đại của 1 nhà Nho có lòng tự trọng và tình yêu nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
- Vần “eo” - oái oăm, cái rủi, cái khó được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình.
- Vần “eo” giúp gợi tả 1 không gian tĩnh lặng, thu hẹp dần, khép lại, thích ứng với tâm trạng sầu muộn của nhà thơ.
Câu 5 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Qua đoạn thơ, độc giả cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến 1 tâm hồn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên đất nước, 1 lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Luyện tập Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Câu 1 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong 1 bài thơ: Cách dùng từ gợi hình để thể hiện tâm trạng
Sự trong sáng và mềm mại của cảnh được gợi qua các từ láy: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng
Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” là lời tâm sự của nhà thơ
Vần “eo” được tác giả sử dụng tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp gợi tả không gian dần thu hẹp, tĩnh lặng, tương ứng với tâm trạng u uất của tác giả.
Câu 2 Trang 22 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập I:
Học thuộc lòng và đọc diễn cảm tác phẩm