Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ 18 - Đầu thế kỉ 20

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ 18 - Đầu thế kỉ 20

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu biết:
- Giúp học sinh nắm được sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ và hậu quả của nó
- Nắm được các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
2. Thái độ
- Giáo dục ý thức đấu tranh vì công bằng, bình đẳng
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra kết luận, kỹ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy lịch sử đúng đắn
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước
+ Tìm hiểu về quá trình thực dân Anh đã gạt Pháp và hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ -> dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân; từ đó học sinh nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra rất sôi nổi nhưng bị thất bại.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những tiến bộ về kĩ thuật, khoa học thế kỉ XVIII- XIX? 5’
Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’
- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Giáo viên cho học sinh xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Đây là hình ảnh em bé thuộc đất nước nào? ( Ấn Độ)
Em biết gì về bất nước Ấn Độ ngày nay? Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình.
Em có biết cũng như Việt Nam và các nước châu Á khác, Đất nước Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của các Đế quốc phương Tây (Anh). Nhân dân Ấn Độ đã dũng cảm đấu tranh để giành lại độc lâp. Vậy nhân dân Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm lược và họ đã đấu tranh giành độc lập như thế nào bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 (Cá nhân): Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Mục tiêu: Học sinh nắm được quá trình Thực dân Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.
- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.
- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Giáo viên treo bản đồ và giới thiệu vị trí của Ấn Độ trên bản đồ: Ấn Độ nằm ở vùng nam á với diện tích rộng 4 triệu km2 được coi là tiểu lục địa, dân số đông và có nền văn hoá lâu đời và sau đó giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi

Hỏi: Đầu thế kỷ XVIII Pháp và Anh tranh giành Ấn Độ và gây ra chiến tranh giữa 2 nước, Cho biết kết quả cuộc chiến tranh này?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng thống kê trong sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh với Ấn Độ

Hỏi: Sự thống trị của thực dân Anh đã gây ra những hậu quả gì cho Ấn Độ

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu

Bước 3. Học sinh: trả lời câu hỏi

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Giáo viên liên hệ với chính sách bóc lột của Pháp với Việt Nam.

1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Đầu thế kỷ XVIII Anh chiếm Ấn Độ và đặt ách thống trị ở Ấn Độ

- Chính sách thống trị và áp bức nặng nề

+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc

+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế

=> Nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ

2. Hoạt động 2 (Nhóm): Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Cách thức – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.
- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 2: Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Cả lớp chia thành 6 nhóm. giáo viên giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1,2: Nêu các cuộc đấu tranh tiêu biểu? Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh?

+ Nhóm 3,4: Đảng Quốc Đại đề ra mục đích đấu tranh như thế nào? Trong đấu tranh bị phân hoá ra sao? Yêu cầu học sinh nhận xét về sự phân hoá

+ Nhóm 5,6: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong thời kỳ này?

Trình bày ý nghĩa của các cuộc đấu tranh.

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Học sinh: báo cáo, thảo luận

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành.

2. Phong trào đáu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

a. Nguyên nhân

- Do mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng gay gắt.

b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857 – 1859)

- 1885 Đảng Quốc Đại ra đời.

- 1905 nhân dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình.

-7/1908 công nhân Bom-Bay tổ chức đình công.

=> Đều bị đàn áp dã man.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu nước, khao khát tự do.

- Đặt cơ sở cho những thắng lợi sau này.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành
+ Nắm được quá trình Thực dân Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.
+ Học sinh nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
+ Học sinh nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Phương thức tiến hành: thực hành.
- Dự kiến sản phẩm: Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng. Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức. Câu hỏi:
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
Câu 2: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.
Câu 3: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.
Câu 4: Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
Câu 5: Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp phong kiến
C. Giai cấp công nhân
D. Binh lính Ấn Độ
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được Quá trình Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ như thế nào, Cách mạng Tân Hợi: diễn biến, kết quả, hạn chế.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.
3. Dự kiến sản phẩm: Học sinh trình bày được quá trình Trung Quốc bị các nước Đế quốc chia xẻ như thế nào; diễn biến, kết quả, hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.