Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
2. Thái độ
Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp và lòng căm thù giặc Pháp.
3. Kĩ năng
Sử dụng bản đồ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam.
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác kênh hình, , tư liệu. sử dụng sơ đồ…
- Phân tích, so sánh. liên hệ thực tiễn….
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, trình bày, hợp tác nhóm, nêu và giải quyết vấn đề…
III. Phương tiện
- Máy tính, máy chiếu,
- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Máy móc, phương tiện có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài mới
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
- Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Kích thích sự tìm hiểu bài mới cho học sinh.
- Phương pháp tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh hình 98,99,100 sách giáo khoa Đặt câu hỏi, học sinh trả lời dẫn vào bài mới.
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh sẽ hứng thú và tò mò muốn tìm tìm hiểu chính sách khai thác của thực dân Pháp và sự biến chuyển của kinh tế, xã hội Việt Nam
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

- Hoạt động 1:

Mục 1: Cuộc khai thác lần thứ nhất- Tổ chức bộ máy nhà nước

• Mục tiêu: Nắm Được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và Việt Nam

• Phương thức: Hoạt động nhóm

• Tổ chúc hoạt động

Bước 1. Giáo viên chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

- Nhóm 1,2 Bộ máy cai trị của Thực dân ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?

- Nhóm 3,4: Tổ chưc bộ máy nhà nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì?

- Nhóm 5,6: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi.

Bước 3. Học sinh báo cáo thảo luận

Bước 4. Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả của bạn.

- Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá kết quả phần thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

- Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh

Giáo viên giới thiệu chuyển ý

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp:

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

- Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào

- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

Hoạt động 2

Mục 2: Chính sách kinh tế

• Mục tiêu: Học sinh nắm được Pháp vận dụng chính sách khai thác. Mục đích chính sách đó.

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chia cả lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1,2: Nêu chính sách khai thác của Thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thong vận tải và tài chính

Nhóm 3,4: Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Nhóm 5,6: Tác hại của chính sách khai thác của Thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam như thế nào?

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện

Bước 3: Học sinh báo cáo, thảo luận

Bước 4. Học sinh đánh giá, nhận xét kết quả của bạn

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Chuẩn xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Chính sách kinh tế.

- Nông nghiệp: Chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền

- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ...

- Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.

* Mục đích khai thác: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

Hoạt động 3

Mục 3: Chính sách văn hóa giáo dục

Mục tiêu: Học sinh nắm được chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động

Chia cả lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1,2 Nêu những chính sách Văn hóa - giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Nhóm 3,4- Chính sách Văn hóa - Giáo dục của Pháp nhằm mục đích gì?

- Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích, hỗ trợ học sinh hợp tác tại các nhóm

Học sinh báo cáo thảo luận

Học sinh phân tích, đánh giá, nhận xét kết quả của bạn

Giáo viên bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến

- +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.

* Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt

3.3. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện tri thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp và biến chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình hợp tác học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo
Câu 1. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì?
Câu 2. Tác hại của chính sách khai thác của Thực dân Pháp đối với kinh tế Việt Nam như thế nào?
Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở Việt Nam
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
1. Mục tiêu:
Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm khi các nước đến xâm lược nước ta
2. Phương thức:
a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức (củng cố, mở rộng, liên hệ)
- Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nhằm mục đích gì?
- Ảnh hưởng của chính sách văn hóa giáo dục của Pháp đối với Việt Nam
Hiện nay chính sách khai thác của Pháp có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế nước ta?
b. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Học bài cũ, nắm kiến thức bài vừa học
- Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau
Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét tuyên dương, khen ngợi..
3. Dự kiến sản phẩm
Bộ sưu tập hình ảnh nông dân, công nhân nước ta thời Pháp thuộc
Qua việc chuẩn bị bài mới. Học sinh có được một số kiến thức về bài mới