Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917)

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ phần chương I đến chương IV của lịch sử thế giới Cận đại.
2. Thái độ
Giáo dục ý thức giai cấp và tinh thần đoàn kết quốc tế.
3. Kĩ năng
Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, khái quát hoá các vấn đề lịch sử. Kỹ năng lập bảng thống kê, rút ra kết luận.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử Cận đại.
2. Chuẩn bị của học sinh
Soạn bài
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
3. Bài mới
Các em vừa tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến 1917). Đây là thời kì lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn đến sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.
I. Những sự kiện lịch sử chính
Hỏi; Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới (theo mẫu)?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng những sự kiện cơ bản nhất.
CÁC SỰ KIỆN CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Thời gianSự kiệnKết quả

8/1566

Cách mạng Hà Lan

Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha

1640 – 1688

Cách mạng tư sản Anh

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển

1775

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Anh công nhận nền độc lập của thuộc địa.

Thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA)

1789 – 1794

Cách mạng tư sản Pháp

Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển

2/1848

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời

Nêu bật quy luật phát tiển của xã hội loài người và sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội

1848 – 1849

Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức

Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình, có sự đoàn kết quốc tế

1868

Minh Trị Duy Tân

Đưa Nhật Bản chuyển sang Chủ nghĩa tư bản rồi Chủ nghĩa đế quốc

1871

Công xã Pari

Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản

1911

Cách mạng Tân Hợi

Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Âu

1914 – 1918

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau chiến tranh

10/1917

Cách mạng Tháng 10 Nga

Là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại

Hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ một nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến?

Hỏi: Mâu thuẫn chế độ phong kiến, tư sản và các tầng lớp nhân dân biểu hiện ở những điểm nào? Kết quả của mâu thuẫn này là gì?

Hỏi: Em hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản? Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản? Vì sao lại có những hình thức khác nhau đó?

Hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX- chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới?

Hỏi: Để phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ở các nước đã thi hành chính sách gì?

Hỏi: Nhân dân các nước thuộc địa đã làm gì trước sự xâm lược của thực dân phương Tây?

Hỏi: Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân phương Tây còn có phong trào nào khác.

Hỏi: Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì thời kỳ này đã có những thành tựu gì về kỹ thuật, văn hoá- nghệ thuật?

Hỏi: Nguyên nhân, diễn biến, kết cục và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ I?

II. Những nội dung chủ yếu.

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa dẫn đến mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến- tư sản và các tầng lớp nhân dân gay gắt → cách mạng tư sản bùng nổ.

+ Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI.

+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 Bang thuộc địa Bắc Mĩ.

+ Cách mạng tư sản Pháp 1789 …

=> Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới→ một số nước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông được đẩy mạnh→ phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi.

- Phong trào công nhân phát triển mạnh, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, các tổ chức quốc tế của công nhân thành lập.

- Văn học- nghệ thuật, khoa học- kỹ thuật phát triển.

- Chiến tranh thế giới I: Nguyên nhân, diễn biến, tính chất và kết cục → là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu 1: Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới Cận đại và giải thích tại sao?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các câu hỏi còn lại.

II. Bài tập thực hành.

Câu 1: Năm sự kiện tiêu biểu nhất.

- Cách mạng Hà Lan: mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới Cận đại.

- Cách mạng tư sản Pháp: Cuộc cách mạng triệt để nhất.

- Phong trào công nhân: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.

- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: Vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.

- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga 1917: mở ra thời kỳ mới- Thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh cũng cố lại những kiến thức đã học một cách vững chắc
- Phương thức tiến hành: cho học sinh làm các dạng bài tập
Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên báo hiệu sự tháng lợi của chủ nghĩa tư bản
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng tư sản Hà Lan.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Chiến tranh giật độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.
Câu 2: Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là
A. Cách mạng Nga 1905-1907.
B. Công xã Pa Ri1871.
C. Cách mạng Tân Hợi.
D. Cách mạng tháng 10 Nga 1017.
Câu 3: Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.
B. Nhiều trung tâm công nghiệp, thành phố mới ra đời
C. Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
Câu 4: Các nhân vật sau gắn liền với các sự kiện lịch sử nào dưới đây?
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917) | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
1B, 2C, 3A, 4E, 5F, 6 D
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn
- Phương thức tiến hành: cho học sinh làm bài tập và trả lời câu hỏi
Câu 1: Sắp xếp các sự kiện lịch sử sao cho phù hợp với các mốc thời gian sau
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917) | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
1D, 2C, 3H, 4B, 5F, 6A, 7E, 8K, 9I
Câu 2: Chọn 5 sự kiện tiêu biểu lịch sử thế giới cận đại và giải thích?
1. Cách mạng tư sản Hà Lan vì đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
2. Cách mạng tư sản Pháp vì đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
3. Công xã Pa ri 1871 đây là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
4. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đây là lí luận cách của chủ nghĩa xã hội khoa học
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nhiều tổn hại cho dân tộc
4. Dặn dò: Về xem và học kỉ các nội dung chính của bài ôn tập, nắm vững sang giai đoạn hiện đại các em mau lĩnh hội kiến thức hơn. Làm hết các bài tập mà các em còn bỏ trống
*Chuẩn bị bài mới: cách mạng tháng mười Nga 1917.
+ “Đọc” kênh hình sách giáo khoa.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, xoáy vào nội dung chính sau:
.Tình hình nước Nga như thế nào trước khi bùng nổ cách mạng?
.Hai cuộc cách mạng nổ ra nguyên nhân do đâu, kết quả, ý nghĩa thế nào? Hai cuộc cách mạng này có điểm giống và khác nào?