Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20

I. Mục tiêu bài học bài học
1. Kiến thức
+ Những tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng phát triển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
+ Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
2. Thái độ
- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được tại sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
3. Kĩ năng
- Nắm được khái niệm “cải cách” và sử dụng bản đồ khi học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ nước Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Tranh ảnh sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa
- Thảo luận nhóm, đàm thoại
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Hỏi: Nêu những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? Tại sao các phong trào đều thất bại?
3. Bài mới
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước tư bản Phương Tây thì Nhật lại vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng trở thành đế quốc? Điều gì đã đưa nước Nhật có những chuyển biến to lớn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài để giải đáp vấn đề nêu ra.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị

*Giáo viên tích hợp Âm nhạc để giới thiệu

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

Hỏi: Tình hình Nhật bản Giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như thế nào?

Học sinh:

- Chế độ phong kiến mục nát.

- Các nước tư bản phương Tây can thiệp, đòi “mở cửa”

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

Giáo viên: trình bày nội dung và kết quả cuộc duy tân Minh Trị?

* Mĩ là đế quốc đầu tiên quyết định sử dụng vũ lực buộc Nhật phải mở cửa, Mĩ coi Nhật là một thị trường, là bàn đạp tấn công Trung Quốc và Triều Tiên.

* Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi từ lúc 15 tuổi, thông minh, biết lo việc nước, biết dùng người.

Hỏi: Hãy nêu nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị?

Học sinh:...

Học sinh thảo luận theo cặp

Hỏi: Căn cứ vào đâu để chứng tỏ cuộc Duy Tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản?

Học sinh:

+ Đưa quý tộc tư sản và đại tư sản lên nắm quyền.

+ Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Giáo viên nhận xét, và kết luận: Cuộc duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống, có nhiều hạn chế. Nhưng dù sao nó cũng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật bản trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất Châu Á.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

Giáo viên chốt ý, ghi bảng:

I. Cuộc Duy Tân Minh Trị.

1. Cảnh ngộ:

- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, các nước

Tư bản phương Tây lại tìm cách xâm nhập nước này.

2. Nội dung:

- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ.

+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản….

+ Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập chế độ quân chủ lập hiến…

+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự…

+ Giáo dục: Thi hành giáo dục bắt buộc, cử Học sinh ưu tú đi học, đưa nội dung Khoa học kinh tế vào dạy học..

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp.

Hoạt động 2: Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu Thế Kỉ XX

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

Hỏi: Trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản em thấy có điểm nào giống với các nước tư bản Âu- Mĩ cuối thế kỉ XIX?

Học sinh:

- Nhiều độc quyền...

- Đẩy mạnh chính sách xâm lược......

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, Giáo viên hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

Giáo viên sử dụng lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ trình bày quá trình xâm lược, bành trướng mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

Giáo viên chốt ý, ghi bảng:

II. Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

- Nhiều công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi; Mít-su-bi-si...

- Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật mang đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.

4. Củng cố:
- Trò chơi ô chữ.
- Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
- Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX Nhật trở thành nước đế
5. Dặn dò: Tuần sau kiểm tra 1 tiết