Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
2. Thái độ
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội.
- Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử, những sự kiện lịch sử.
3. Kĩ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội.
- Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử, những sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát Qua hình 65,66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
+ Vận dụng kiến thức đã học để rút những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án, sách giáo khoa, những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ.. ,
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
- Dự kiến sản phẩm
- Mĩ trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép, …
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: : Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 14 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1 và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh? Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào? ? Em hãy cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929? Giáo viên: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này? ? Qua hình 65,66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ? ? Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX

1. Kinh tế

- Mĩ trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép, …

- Nguyên nhân:

+ Cải tiến kĩ thuật.

+ Sản xuất dây chuyền.

+ Tăng cường độ lao động của công nhân.

2. Xã hội

- Nạn phân biệt chủng tộc.

- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước.

2. Hoạt động 2: NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của Chính sách mới.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 17 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 2 và trả lời các câu hỏi:

Nêu những nét chính cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của Chính sách mới?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến học sinh theo dõi, hỗ trợ học sinh.

Hỏi: Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?

Hỏi: Nội dung chính của chính sách mới là gì?

Hỏi: Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách mới của Ru-dơ-ven?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Giáo dục BVMT….

Giáo viên sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ

- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.

- Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

2. Chính sách mới của Ru-dơ-ven

a. Nội dung

- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.

- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính

b. Tác dụng

- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.

- Đưa nước Mĩ dần thoát khỏi khủng hoảng.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Năm 1928, so với tổng sản lượng công nghiệp thế giới, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm:
A. 18%.
B. 48%.
C. 84%.
D. 98%.
Câu 2: Đâu là biện pháp Mĩ không sử dụng để phát triển kinh tế?
A. Cải tiến kĩ thuật.
B. Sản xuất dây chuyền.
C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
D. Tăng cường gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 3: Tổng thống Rudơven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?
A. Tuyên chiến với Đức, Ý.
B. Thực hiện chính sách mới.
B. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh.
C. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh.
Câu 4: Sau khi thực hiện chính sách mới, nền kinh tế Mĩ có những nét mới nào?
A. Nền kinh tế do tư nhân Mĩ quản lý.
B. Nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường.
C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế.
D. Nhà nước hoạch định nền kinh tế một cách chặt chẽ.
B. Tự luận:
Câu 5: Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?
* Nội dung
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
* Tác dụng
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích về sự phát triển của nên kinh tế Mĩ.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Em hãy giải thích sự phát triễn nhanh của nên kinh tế Mĩ?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch….
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.