I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp
- Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi
GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.
2. Thái độ
- Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu sản xuất
- Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho nhân dân lao động trên thế giới
3. Kĩ năng
- Học sinh biết sử dụng kênh hình sách giáo khoa.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhân định, liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Sử dụng các biểu đồ trong sách giáo khoa
- Sử dụng các kênh hình trong sách giáo khoa
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Hỏi: Cho biết ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên sử dụng bản đồ thế giới và trả lời câu hỏi sau
Nêu tên và xác định vị trí các nước công nghiệp ở châu Âu?
- Dự kiến sản phẩm: Anh, Pháp, Đức..... Học sinh xác định được vị trí các nước đã nêu.
* Giới thiệu bài: Cách mạng công nghiệp xuất phát ở Anh và lan nhanh ra các nước tư bản khác (Pháp, Đức) cách mạng công nghiệp ra đời làm cho kinh tế tư bản phát triển mạnh => hệ quả hình thành hai giai cấp của xã hội tư bản....
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Mục tiêu: Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 20 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Giải thích chứng minh công nghiệp - Là việc cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy nhanh sản xuất, sản phẩm ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở nước nào? từ ngành gì? Nguyên nhân của việc phát minh ra máy móc ở Anh cuối Thế kỉ XVIII là gì? Quan sát hình 12,13,14,15 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau: Vì sao máy móc được phát minh và sử dụng trước tiên là ngành dệt? Quan sát Hình 13,14, em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào? Theo em điều gì sẽ xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi? Máy kéo sợi ra nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt Máy dệt ra đời có tác dụng gì? Cho học sinh đọc đoạn chữ in nhỏ trong sách giáo khoa và quan sát hình 14 Hãy kể tên các cải tiến phát minh quan trọng và ý nghĩa tác dụng của nó? Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải? Tường thuật buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh vào năm 1825 Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép, than đá? Nêu kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt giải đáp các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học trò. GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống. | I. Cách mạng công nghiệp 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh a. Phát minh máy móc - 1764 Giêm -ha- gri-vơ sáng chế máy kéo sợi Gien ni. - 1769, A Crai- tơ- chế ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước. - 1785 Et-mơn-các-rai chế tạo máy dệt đầu tiên. - 1784 Giêm – oát phát minh ra máy hơi nước. b. Kết quả - Chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn máy móc - Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “ công xưởng của thế giới”. |
2. Hoạt động 2: I. Cách mạng công nghiệp
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải)
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Mục tiêu: Biết được hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút Nhóm 1 + 2: Quan sát lược đồ Hình 17,18 (Sách giáo khoa) em hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp đã đưa đến những hệ quả gì? Nhóm 3 + 4: Cách mạng công nghiệp đã làm cho cơ cấu xã hội thay đổi như thế nào? Cho biết mối quan hệ giữa hai giai cấp này GDBVMT: Quan sát hình 17 để nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng Công nghiệp Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập | 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải) 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như: + Hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn + Năng suất lao động tăng - Xã hội: Hình thành hai giai cấp Tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau → đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. |
Nước Anh giữa thế kỷ XVIII | Nước Anh nửa đầu thế kỉ XIX |
---|
- Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công | Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh. Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá. | - Có 4 đô thị trên 50.000 dân | - Có 14 đô thị trên 50.000 dân. | - Chưa có đường sắt. | - Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp |
|
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. | |
3. Hoạt động 3: II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX. (Giảm tải)
2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi.
- Mục tiêu: - Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 25 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Đọc sách giáo khoa. Theo em lúc này, trên thế giới, kinh tế của những nước nào phát triển nhất. (Anh, pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.. ) Tại sao các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? Hãy xác định các quốc gia ở châu Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ? Đọc từ “ Châu Phi.... đất liền ”. ( sách giáo khoa - trang 27). Xác định những quốc gia ở châu Phi bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ? Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đưa đến kết quả gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Kết luận: Vào khoảng cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã chia nhau xâm chiếm và thống trị các nước ở Á, Phi, Mĩ -la - tinh => Chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới. - Về sau hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây. | 2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi a. Nguyên nhân - Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, tài nguyên tăng cao b. Quá trình xâm lược thuộc địa - Chính phủ tu sản đẩy mạnh xâm chiếm phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. - Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ... ráo riết xâu xé, biến châu lục này thành thuộc địa. c. Kết quả: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc của thực dân Phương Tây. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách mạng công nghiệp và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
- Thời gian: 12 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho học sinh làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là (Nhận biết)
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. Phát minh và sử dụng máy móc.
C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 2: Ngành nào được sử dụng máy móc đầu tiên? (Nhận biết)
A. Đóng tàu
B. Ngành dệt
C. Thuộc da
D. Khai mỏ
Câu 3: Năm 1764, ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien – ni? (Nhận biết)
A. Giêm Ha-gri-vơ.
B. Ác-crai-tơ.
C. Giêm Oát
D. Gien – ni
Câu 4: Năm 1784 đã ghi dấu ấn gì trong cuộc cách mạng công nghiệp của Anh? (Nhận biết)
A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
C. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
D. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới.
Câu 5: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là (Thông hiểu)
A. Tư bản, nhân công.
B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C. Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. Tư bản và các thiết bị máy móc;
Câu 6: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là (Thông hiểu)
A. “Nước có nền cổng nghiệp phát triển nhất thế giới”.
B. “Nước công nghiệp hiên đại”
C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
D. “Công xưởng của thế giới”.
Câu 7: Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình (Thông hiểu)
A. Từ một nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn.
B. Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
C. Từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển.
D. Từ một nước nông nghiệp trở thành nước công - nông nghiệp.
Câu 8: Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? (Vận dụng cao)
A. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc.
B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào.
C. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh.
Câu 9: Tại sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? (Vận dụng thấp)
A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng.
B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.
C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
D. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất.
Câu 10: Ấn Độ là nơi tranh chấp của hai nước nào? (Nhận biết)
A. Nhật và Nga.
B. Nhật và Mĩ.
C. Anh và Pháp.
D. Anh và Đức.
Câu 11: Tại sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? (Vận dụng thấp)
A. Vì muốn mở rộng lãnh thổ của mình.
B. Vì muốn gây ảnh hưởng của mình với nước khác.
C. Vì nhu cầu về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Vì sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.
Câu 12: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là (Thông hiểu)
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông - nghiệp và giao thông.
C. Góp phần giải phóng người nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1: Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?
Câu 2: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
- Thời gian: 8 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
- Lúc đầu, máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.
- Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi ngày một tăng cao. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải, nhất là đường sắt.
- Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển.
⟹ Vì thế, vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.
Câu 2: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.
- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh sang nhiều nước châu Âu.
- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
*Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Về nhà học bài đầy đủ
- Đọc và tìm hiểu bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác