Giáo án Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam tiếp theo
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Mục 1. Các vùng nông thôn. Mục tiêu: Học sinh nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội Việt Nam thay đổi Phương thức: Hoạt động nhóm Tổ chức hoạt động: Bước 1: Giáo viên chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau Nhóm 1,2 - Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao? Nhóm 3,4 - Hoàn cảnh nông dân như thế nào? Vì sao? Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên đến các nhóm theo dõi Bước 3. Học sinh báo cáo thảo luận Bước 4. Học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bạn Học sinh nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi. Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh Giáo viên chuyển ý | II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam: 1. Các vùng nông thôn: - Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp. - Nông dân bị bần cùng hoá, sống khổ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng. |
Hoạt động 2: Mục tiêu: Học sinh nắm được đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới Phương thức: Hoạt động nhóm Bước 1: Giáo viên chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu - Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?.. Nhóm 3,4: Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở thành thị như thế nào? - Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX? Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên đến các nhóm theo dõi Bước 3. Học sinh báo cáo thảo luận Bước 4. Học sinh nhận xét kết quả của bạn Giáo viên bổ sung phần nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh Giáo viên giới thiệu chuyển ý | 2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: - Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh. - Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện: + Tư sản + Tiểu tư sản thành thị. + Công nhân. |
Hoạt động 3: Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Phương thức: Hoạt động nhóm Bước 1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau Nhóm 1,2: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19? Nhóm 3,4: Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến Việt Nam lúc đó Nhóm 5,6 Vì sao đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới? Nhóm 7,8: Vì sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản? Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa thực hiện yêu cầu Giáo viên đến các nhóm theo dõi Bước 3. Học sinh báo cáo thảo luận Bước 4. Học sinh nhận xét, đánh giá kết quả của bạn Giáo viên bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc: - Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường Tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam. - Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước. * Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc |