Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.
- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh.
2. Thái độ
Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Kĩ năng
Phân biệt đựơc phái niệm "chiến tranh đế quốc" "chiến tranh cách mạng", "chiến tranh cách mạng, "chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa". Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện
Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về chiến tranh thế giới thứ nhất, phiếu học tập...
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung nào của cải cách Minh Trị mang ý nghĩa nhân quyền và dân quyền?
A. Ban bố quyền tự do buôn bán.
B. Tăng cường nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
C. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất.
D. Bãi bỏ chế độ đẳng cấp và thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
Câu 2: Hai công ty độc quyền đã chi phối đời sống kinh tế và chính trị của Nhật Bản?
A. Mít-xưi, Mít-su-bi-si.
B. Honda, Sâmsung.
C. Mít-su-bi-si, Honda.
D. Mít-xưi, Sâmsung.
Câu 3: Nội dung nào của cải cách Duy Tân Minh Trị không thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng tư bản?
A. Thống nhất lãnh thổ.
B. Thống nhất thuế quan và tiển tệ.
C. Tự do buôn bán và đi lại.
D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
Câu 4: Ý nghĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị là:
A. Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu Á.
B. Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
C. Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, …
D. Quân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây.
B. Tự luận:
Câu 5: Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị?
Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, …
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học > - kĩ thuật.
3. Bài mới
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh này cho các em thấy được điều gì?
+ Qua hình ảnh này em thấy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra tác hại như thế nào đến các nước tham chiến?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất...
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Trong lịch sử loài người đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song vì sao lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học để giải đáp những vấn đề nêu trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.
3.1. Hoạt động khởi động
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục I.

+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Giáo viên: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Mĩ

- Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh

- Bô-ơ (1899)

- 1902); chiến tranh Nga-Nhật (1904

- 1905).

Hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này?

(Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mĩ-Tây Ban Nha, Nga-Nhật). Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai (Anh-Bô-ơ)).

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập.

- Học sinh đọc phần tư liệu sách giáo khoa trang 71.

Giáo viên: Sự kiện trên chỉ là nguyên cớ để bùng nổ chiến tranh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH

- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

- Thành lập hai khối quân sự đối lập:

+ Năm 1882, khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.

+ Năm 1907, khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.

- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

2. Hoạt động 2: II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
- Cách thức: Trực quan, phát vấn.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 18 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa.

+ Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 giai đoạn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

- Giáo viên sử dụng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh.

- Học sinh trình bày trên lược đò.

Hỏi: Tại sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới?

(Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau đó có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui mô toàn thế giới).

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 51 sách giáo khoa

Hỏi: Bức tranh đó nói lên điều gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916):

- Từ 1-3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.

- Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.

- Cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia.

- Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918):

- Tháng 4/1917, Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

- Phe Liên minh liên tục bị thất bại.

- Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tục mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

3. Hoạt động 3: III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được hậu quả của cuộc chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Giáo viên giao nhiệm vụ: Phiếu học tập: Trình bày hậu quả của cuộc chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

+ Học sinh thực hiện và giáo viên hướng dẫn:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thống kê các con số, qua đó nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh?

(Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh thần).

Hỏi: Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh?

(Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa).

Hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?

(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải gánh chịu mọi hi sinh về người và của).

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Đánh giá kết quả thực hiện.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học trò. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ, … chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

- Đức mất hết thuộc địa, Anh-Pháp-Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.

- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng và trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Mâu thuẫn giữa hai khối Liên minh và Hiệp ước chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai nước nào?
A. Đức và Pháp.
B. Ý và Anh.
C. Áo - Hung và Nga.
D. Đức và Anh.
Câu 2: Duyên cớ của chiến tranh thé giới thứ nhất là:
A. Nga tấn công Bôxnia.
B. Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.
C. Áo-Hung tiến công vùng Bancăng.
D. nhân dân Bôxnia nổi dậy chống Áo-Hung.
Câu 3: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Phi nghĩa thuộc về khối Liên minh.
B. Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước.
C. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.
Câu 4: Sau thế chiến I, bản đồ thế giới chia lại như thế nào?
A. Mỹ chiếm nhiều nơi trên thế giới.
B. Đức bị chia hai, Anh và Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.
C. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa.
D. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.
B. Tự luận:
Câu 5: Nêu nguyên nhân, tính chất và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
* Nguyên nhân:
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.
* Kết cục:
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, công trình bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ USD.
+ Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa của mình...
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Câu 6: Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Thời gianSự kiện

28/6/1914

Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.

1-3/8/1914

Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

4/8/1914

Anh tuyên chiến với Đức.

2/1917

Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Cuối 1917

Phe Hiệp ước liên tục tấn công phe Liên minh

11/11/1918

Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, áp dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được tác hại của cuộc chiên tranh thế giới thứ nhất đến xã hội loài người.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm: “Kẻ gieo gió thì phải gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù vào những tổn thất do chiến tranh để lại ở các nước chính quốc…
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Ôn tập lịch sử thế giới cận đại", trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.