Giáo án Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Phong trào đập phá máy móc và đình công. - Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình. - Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, hình sách giáo khoa. - Thời gian: 19 phút - Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa chia nhóm thảo luận với nội dung: Vì sao ngay khi mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh hợp tác những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Cho học sinh quan sát Hình 24 (Sách giáo khoa) - Em có nhận xét gì qua bức tranh Hình 24? - Tại sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? - Học sinh: Lao động nhiều giờ, Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh… - Cho học sinh liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay? - Bị áp bức bóc lột, công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, họ đã đấu tranh bằng hình thức nào? - Tại sao công nhân lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức như thế nào của công nhân? - Muốn cuộc đấu tranh chống tu bản thắng lợi, công nhân phải làm gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ | I. Phong trào Công nhân nửa đầu thế kỉ XIX: 1. Phong trào đập phá máy móc và đình công: a. Nguyên nhân: Do bị tư sản bóc lột nặng nề công nhân đấu tranh b. Hình thức đấu tranh: - Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng - Đình công c. Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn |
Hoạt động 2: Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840 - Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình. - Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa - Thời gian: 18 phút - Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc sách giáo khoa và chia nhóm thảo luận với nội dung: Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Hướng dẫn học sinh hiểu khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu ” có nghĩa như thế nào? - Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm đấu tranh bảo vệ quyền lao động của mình - Mục đích của phong trào đấu tranh? - Quan sát Hình 25 (Sách giáo khoa) - Nhấn mạnh phong trào hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét - Phong trào công nhân Châu Âu (1830-1840) có những điểm chung gì khác so với phong trào trước đó? - Học sinh: Đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị độc lập chống lại giai cấp tư sản - Kết quả của phong trào đấu tranh của công nhân Châu Âu trong những năm đầu thế kỉ XIX? - Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840: - Pháp: 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-Ông khởi nghĩa - Đức: 1844 công nhân dệt Sơ-lê-đin - Anh: 1836-1848 Phong trào hiến chương - Kết quả: Thất bại - Ý nghĩa: + Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế + Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng. |
Hoạt động 3: Mác và Ăng ghen Học sinh đọc tiểu sử Mác và Ăng ghen | II. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác: 1. Mác và Ăng ghen: - Tiểu sử: (sách giáo khoa) - Cùng có tư tưởng: Đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Xây dựng 1 xã hội tiến bộ |
Hoạt động 4: Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản - Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình. - Phương tiện: Giao án, sách giáo khoa - Thời gian: 20 phút - Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Vì sao trong những năm 1848-1849 phong trào công nhân Châu Âu phát triển mạnh - Tường thuật cuộc khởi nghĩa tháng 6/1848 của công nhân và nhân dân lao động Pa ri - Tạo sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế? - Phong trào công nhân từ sau 1848-1849 đến những năm 1870 có nét gì nổi bật? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và đàm đạo - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản: a. Đồng minh những người cộng sản: Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: - Hoàn cảnh ra đời: + Do yêu cầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải có lí luận cách mạng + Tháng 2/1848: Tuyên ngôn Đảng cộng sản được tuyên bố Nội dung: + Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội. + Giai cấp vô sản là lực lượng…. + Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế. - Ý nghĩa: là vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. |
Hoạt động 5: Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất - Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình. - Phương tiện: Giao án, sách giáo khoa - Thời gian: 18 phút - Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc sách giáo khoa: Từ ngày 28/9/1864… - Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Em có nhận xét gì qua bức tranh Hình 29? - Tường thuật buổi thành lập quốc tế thứ nhất - Quốc tế thứ nhất có những hoạt động như thế nào? - Nêu vai trò của Mác trong việc thành lập quốc tế I? - Sự ra đời và hoạt động của quốc tế I có ý nghĩ gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất: a. Phong trào Công nhân từ 1848-1870: - Phong trào tiếp tục phát triển => Công nhân trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về giai cấp của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế b. Quốc tế thứ nhất: - Thành lập: 28/9/1864 - Hoạt động: + Truyền bá học thuyết Mac vào phong trào công nhân. + Nắm vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân phát triển - Ý nghĩa: Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển |