Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân tại sao những cải cách này không được thực hiện.
- Ý nghĩa của cải cách duy tân
2. Thái độ
Giáo dục cho học sinh thấy rõ
- Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, diễn đạt khía cạnh của lòng yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, chính trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại xâm.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lí luận và thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lự chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.
II. Phương pháp
III. Phương tiện
- Xây dưng giáo án điện tử.
- Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Sự xuất hiện các đề nghị cải cách trong hoàn cảnh nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cách tân Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 28: Trào lưu cách tân Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
- Phương pháp – kĩ thuật: Cho học sinh quan sát hai hình trên và nêu vấn đề.
- Thời gian: 3 phút
- Tổ chức hoạt động: Cho học sinh nhắc lại hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XIX
- Dự kiến sản phẩm:
Nửa cuối thế kỉ XI X, tình hình nước ta có nhiều biến động lớn: Khủng hoảng kinh tế - chính trị- xã hội…. trầm trọng. Thực dân Pháp xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột dân ta. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động ấy, xuất hiện nhiều để nghị cải cách nhằm cải thiện tình hình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những cải cách này ra sao nhé.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm:

Mục tiêu: Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Các nhóm trong lớp: Tìm hiểu về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?

Bước 2. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

Bước 3. Cho lần lượt 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả 2 nhóm trên đã trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(- Chính trị: Nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ

- Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. )

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

1. Chính trị: Sách giáo khoa

2. Kinh tế: Sách giáo khoa

3. Xã hội: Sách giáo khoa

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Động cơ, những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

Cách thức – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

Bước 1.

- Nhóm chẵn: Động cơ dẫn tới cải cách.

- Nhóm lẽ: Những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

Bước 2. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

Bước 3. Cho nhóm chẵn - lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(- 1868: Trần đình Túc và Nguyễn Huy Tế

- 1872: Viện thương bạc

- 1863 -> 1871: Nguyễn Trường Tộ với 30 bản điều trần.

- 1877 và 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 02 bản “Thời vụ sách” lên vua. )

II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX

1. Động cơ

- Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn.

- Xuất phát từ lòng yêu nuớc thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh.

2. Nội dung: Sách giáo khoa

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Kết cụcc và ý nghĩa của các đề nghị cải cách

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

Bước 1.

- Nhóm chẵn: Kết cục của các đề nghị cải cách.

- Nhóm lẽ: Ý nghĩa của các đề nghị cải cách

Bước 2. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

Bước 3. Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

III. Kết cục của các đề nghị cải cách

1. Kết cục

- Những đề nghị cải cách không thực hiện được. Vì:

+ Các cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

+ Do triều đình nhà nguyễn lạc hậu.

2. Ý nghĩa

- Tấn công vào tư tưởng lạc hậu

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người việt nam hiểu biết thức thời.

- Góp phần cho sự ra đời của trào lưu Duy tân đầu thế kỉ XX

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh củng cố những những kiến thức cơ bản về các đề nghị cải cách
- Phương thức tiến hành: Học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?
A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.
C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ.
D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
Câu 2: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
A. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.
B. Thực hiện chính sách cải cách duy tân.
C. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.
D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 3: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là:
A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
B. Cải cách duy tân đất nước.
C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.
Câu 4: Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?
A. 25 bản.
B. 30 bản.
C. 35 bản.
D. 40 bản.
Câu 5: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Dức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.
C. phát triển buôn bán, điều chỉnh quốc phòng.
D. Điều chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 6: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?
A. Cửa biển Hải Phòng.
B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. Cửa biển Thuận An (Huế).
D. Cửa biển Đà Nẵng.
Câu 7: Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình lạc hậu, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.
Câu 8: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX?
A. Đã gây được tiếng vang lớn.
B. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.
C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đang cản trở, bước tiến hoá của dân tộc.
D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ
Câu 9: “Bộ máy chính quyền trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt”. Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Giữa thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 10: Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
A. Đổi mới công việc nội trị
B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
D. Đổi mới chính sách đối ngoại.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công
- Phương thức tiến hành: Học sinh trả lời câu hỏi sau: có thể cho học sinh về nhà làm bài: Tại sao cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công?
- Dự kiến sản phẩm:
4. Dặn dò: Học sinh về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và học từ bài 24 đến bài 28 để tuần sau làm kiểm tra một tiết.