Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ 18 - 19

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ 18 - 19

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu biết:
- Giúp học sinh nắm được những thành tựu trong thế kỷ XVIII – XIX về
+ Kỹ thuật
+ Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
2. Thái độ
Giáo dục cho học sinh ý thức học tập chủ động, sáng tạo
3. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phát hiện, kỹ năng học tập theo nhóm
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy lịch sử đúng đắn
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước
+ Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
+ Tìm hiểu Nguyên nhân Diễn biến Kết quả ý nghĩa cách mạng Nga (1905-1907)
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày cuộc cách mạng Nga 1905-1907? 5’
Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’
- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Giáo viên cho nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
Hỏi: Tại sao mác và Ăng-ghen nhận định: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không thường xuyên tiến hành cách mạng công cụ lao động”?
Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình.
Giáo viên: Thế kỉ XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về xã hội; là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian. Và bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 (Nhóm): Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những thành tựu trong các lĩnh vực: Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự.
- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.
- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Nhóm

Bước 1. Cả lớp chia thành 8 nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

- N1,2: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực công nghiệp.

- N3,4: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực nông nghiệp.

- N5,6: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực giao thông vận tải

- N7,8: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực quân sự

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Học sinh: báo cáo thảo luận

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

Giáo viên cho học sinh xem tranh một số thành tựu về kĩ thuật.

Nội dung tích hợp giáo dục môi trường:

Hỏi: Cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?

I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

1. Công nghiệp

- Kỹ thuật luyện kim

- Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời

- Nhiều nguồn nhiên liệu mới

- Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi

2. Nông nghiệp

- Phân hoá học

- Máy kéo, máy cày, máy gặt …

3. Giao thông vận tải

- Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước

- Đầu máy xe lửa

- Máy điện tín

4. Quân sự

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất

2. Hoạt động 2 (Nhóm): Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội.
- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.
- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 2: Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Cả lớp chia thành 4 nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhóm 1,2: Trình bày những thành tựu về khoa học tự nhiên

+ Nhóm 3,4: Trình bày những thành tựu về khoa học xã hội

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Học sinh: báo cáo thảo luận

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

Nội dung tích hợp:

Hỏi: Những thành tựu khoa học giúp con người hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội?

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội

1. Khoa học tự nhiên

- Thuyết vạn vật hấp dẫn – Niutơn

- Định luật bảo toàn… Lô-mô-nô-xốp.

- Sự phát triển của thực vật … - Puốc-ken-giơ

- Thuyết tiến hoá và di truyền – Đac-uyn

2. Khoa học xã hội

- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng – Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Chính trị kinh tế học tư sản ra đời – Xmít và Ri-các-đô

- Chủ nghĩa không tưởng – Xanh-xi-mômg, phu-ri-ê, Ô-oen

- Chủ nghĩa xã hội khoa học – Mác và Ăng-ghen

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành
+ Nắm được những thành tựu về Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự. , và những tiến bộ về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.
+ Học sinh nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Phương thức tiến hành: thực hành.
- Dự kiến sản phẩm: Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng.
Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu hỏi:
- Giáo viên treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVIII ở Anh đã tiến hành cuộc cách mạng gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng công nghiệp.
C. Cách mạng về kĩ thuật và khoa học.
D. Cách mạng văn học nghệ thuật.
Câu 2: B nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là
A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen.
B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ru-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
Câu 3: Ai là tác giả của thuyết tiến hóa và di truyền?
A. Đác-Uyn.
B. Lô-mô-nô-xốp.
C. Puốc-kin –giơ.
D. Niu-tơn.
Câu 4: Thành quả cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề thai thác mỏ.
Câu 5: Thành quả quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Câu 6: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên.
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu áp dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ và phong trào dấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.
3. Dự kiến sản phẩm: Học sinh trình bày được quá trình thực dân Anh đã gạt Pháp và hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân; từ đó học sinh nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra rất sôi nổi nhưng bị thất bại.