I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng tháng Mười năm 1917
2. Thái độ
Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
3. Kĩ năng
Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện
Bản đồ nước Nga; tranh ảnh nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga, phiếu học tập...
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Nga qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan một số tranh ảnh về đất nước Nga. Yêu cầu Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về nước Nga...
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong quá trình chiến tranh phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng phát triển, nổi bật là cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời kì mới của nhân loại.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện: Sách giáo khoa
- Thời gian: 20 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. - Giáo viên sử dụng bản đồ đế quốc Nga giới thiệu khái quát nước Nga đầu thế kỉ XX. Hỏi: Em hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX? Hỏi: Em có nhận xét gì qua hình 52 sách giáo khoa? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | I. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng - Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. - Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. - Những mâu thuẫn xã hội trở nên vô cùng gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. |
2. Hoạt động 2: Cách mạng tháng Hai năm 1917
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được những nét chính về diễn biến cách mạng tháng Hai năm 1917.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện: Sách giáo khoa
- Thời gian: 25 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét chính về diễn biến cách mạng tháng Hai năm 1917? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. - Giáo viên: Tường thuật diễn biến cách mạng tháng Hai. Hỏi: Tại sao nước Nga trong thời kỳ này 2 chính quyền song song tồn tại? - Học sinh nhận xét hình 53. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Giáo viên chốt ý, ghi bảng: | 2. Cách mạng tháng Hai năm 1917: a. Diễn biến - Tháng 2/1917 cuộc cách mạng bùng nổ - 23/2, biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. - 27/2, chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. - Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ. - Các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết. b. Kết quả + Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. + Hai chính quyền song song tồn tại. (Tư sản, Vô sản) |
3. Hoạt động 3: Cách mạng tháng Mười năm 1917
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng tháng Mười năm 1917
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện: sách giáo khoa
- Thời gian: 30 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng tháng Mười năm 1917? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các học sinh làm việc. Hỏi: Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai? (Hai chính quyền song song và tồn tại). Hỏi: Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích có chủ trương như thế nào? (Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay các Xô viết). Hỏi: Thái độ của chính phủ lâm thời? (Tiếp tục tham gia chiến tranh đế quốc, đàn áp quần chúng) - Giáo viên: Trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười. - Học sinh quan sát hình 54 - Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông và tường thuật diễn biến cuộc tấn công này. Hỏi: Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga và đối với thế giới? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Giáo viên chốt ý, liên hệ Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, ghi bảng: Giáo viên sơ kết bài: Đây là cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa đầu tiên thắng lợi trên thế giới; mặc dù đến nay chế độ Xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn rất coi trọng ý nghĩa của cách mạng tháng Mười. | 3. Cách mạng tháng Mười năm 1917 a. Mục tiêu - Kết thúc tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền Xô Viết. b. Diễn biến: - Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng. - 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. - 25/10, Cung điện Mùa Đông bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ. c. Kết quả: lật đổ chính phủ lâm thời tư sản d. Ý nghĩa: - Đối với nước Nga: + Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. - Đối với thế giới: + Đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, khích lệ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng và trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng,
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3: Lực lượng tham gia cách mạng tháng Hai-1917 ở Nga là
A. Phụ nữ, nông dân
B. Phụ nữ, công nhân, binh lính,
C. Phụ nữ, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
Câu 4: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 5: Sau cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 6: Đêm 24-10-1917 Lê nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại
A. Cung điện Mùa Đông,
B. Điện Xmô-nưi.
C. Điện Crem-li.
D. Thành phố Pê-tơ-rô-grát.
Câu 7: Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25-10-1917 là
A. Các bộ trưởng của chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
B. Cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm,
C. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt.
D. Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để vận dụng trả lời câu hỏi
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Tại sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm: Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cuộc cách mạng thứ hai do Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô-viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. -
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Xem trước Bài 16: " Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội", để tiết sau học, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ 16 đến năm 1917)
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)