Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 tiếp theo

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 tiếp theo

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được những nét chính về các nước đế quốc Đức, Mĩ
+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.
+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội.
+ Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.
2. Thái độ
- Nhận thức rõ bản chất chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.
- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu trang chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm, vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc
- Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực trình bày một nội dung lịch sử. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực làm sáng tỏ đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức - Mỹ
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, thực hành, so sánh.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu…
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ XX, tranh hình 32 sách giáo khoa
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị nội dung giáo viên giao về trong tiết trước
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5 PHÚT)
Trình bày tình hình kinh tế và chính trị của Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Em hiều thế nào về câu nói “ Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho hóc sinh đi vào tìm hiểu bài mới. :Nêu những hiểu biết của em về nước Đức - Mĩ? Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX tình hình kinh tế chính trị của Đức - Mĩ có nhiều thay đổi quan trọng, cụ thể ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.
2. Phương thức:
+ Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ thế giới và yêu cầu:
Em hãy xác định vị trí nước Đức - Mĩ?
+ Em hãy cho biết nền kinh tế, chính tri của Đức - Mĩ vào cuối XIX?. Nguyên nhân?
+ Đăc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức - Mĩ
+ Vì sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.
+ Tổ chức độ quyền của MĨ khác với tổ chức độc quyền của Anh-Pháp-Đức như thế nào?
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ ĐỨC:
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ)
- Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước chuyên chế.
+ MĨ: Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.
Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền Kinh tế - Chính trị Mĩ
=> Nguyên nhân: Học sinh dựa sách giáo khoa + Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”
Tổ chức độc quyền ở mĩ: khổng lồ đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
- Giáo viên: Trên cơ sở nội dung trả lời của học sinh thì giáo viên vào bài:.
Cuối thế kỉ XIX –Đầu thế kỉ XX các nước tư bản Đức, Mỹ phát triển nhanh chóng và chuyển mình sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Trong quá trình đó, sự phát triển của các nứơc này có điểm gì giống và khác nhau. , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: (10p)

*Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

*Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

Giáo viên: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Học sinh: Thống kê tình hình phát triển của Đức.

Giáo viên: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

Giáo viên: nói về các xanhđica….

Giáo viên: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

Học sinh: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Giáo viên: Giải thích thêm về từ: “quân phiệt, hiếu chiến” cho học sinh

I. Tình hình các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

3. Đức

a) Kinh tế:

- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ)

Nhiều công ti độc quyền ra đời nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức

b) Chính trị:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể liên bang.

+ Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức phản động như: đề cao chủng tộc Đức, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang => Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

Hoạt động 2: (15p)

* Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

* Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

Giáo viên: Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

Giáo viên: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh?

Giáo viên: Các công ty độc quyền được hình thành trên cơ sở nào?

Học sinh: Kinh tế phát triển vượt bậc => Độc quyền.

Hỏi: Vì sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

* Học sinh thảo luận: Qua các ông “vua” công nghiệp: Rốcpheolơ, Moócgan ” vua thép …em thấy tổ chức độc quyền tơrớt của Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền xanhđica của Đức?

=> Về hình thức độc quyền có khác nhau, song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Xanhđica: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung thu hút liên hiệp các công ty yếu => ht các công ty lớn kinh doanh theo sự chỉ đạo chung.

+ Tơrớt: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung tiêu diệt các công ty khác, buộc các công ty nhỏ phá sản, công ty lớn thì tồn tại và lớn mạnh.

Giáo viên: cho học sinh quan sát hình 32 nói về quyền lực của tổ chức độc quyền và tầm ảnh hưởng của nó đối với nước MĨ….

Hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp của Anh-Pháp-Đức-Mĩ?

Hỏi: Về lĩnh vực nông nghiệp của Mĩ phát triển như thế nào.

Giáo viên: Tình hình chính trị Mĩ có gì giống, khác Anh?

Giáo viên: Sử dụng bản đồ chỉ các khu vực ảnh hưởng và thuộc địa của Mĩ?

Giáo viên: GDMT Hậu quả cuộc xâm lược đối với nhân dân các nước trở thành thuộc địa, phụ thuộc. Lãnh thổ các nước thuộc địa đã thay đổi khi bị các nước đế quốc xâm chiếm.

4. MĨ

a) Kinh tế:

Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Mĩ.

- Nông nghiệp, vừa đáp ứng lương thực trong nước vừa xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.

b) Chính trị:

- chế độ Cộng hoà liên bang với hai Đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Đẩy mạnh bành trướng khu vực: Thái Bình Dương, gây chiến tranh với TBN để tranh giành thuộc địa, sử dụng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La tinh.

3.3. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình các nước Đức - Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. (5 phút
• Hãy khoanh vào ô đúng nhất:
Câu 1: Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 6 Tiết 2: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
a. 1-A; 2-C; 3-D; 4-B
b. 1-D; 2-A; 3-C; 4-B
c. 1-D; 2-B; 3-C; 4-. A
d 1-B; 2-A; 3-D; 4-C
Câu 2: Bài tập 1 sách giáo khoa / trang 44: ….
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 6 Tiết 2: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
Câu 3: Các tổ chức độc quyền khổng lồ hình thành ở:
a. ANH
b. PHÁP
c. MĨ
d. ĐỨC
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Câu 1: Vì sao nước ĐỨC được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến?.
a. Đứng đầu nhà nước là quân phiệt
b. Nhân dân Đức thích đi gây chiến tranh
c. Thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phản động.
d. Bọn quân phiệt dùng vũ lực để đàn áp nhân dân và gây chiến tranh để chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng.
Câu 2: Vì sao nói Mĩ là sứ sở của các ông Vua công nghiệp?
a. Vì công nghiệp của Mĩ phát triển mạnh
b. Nước Mĩ có nhiều công ti độc quyền.
c. Vua công nghiệp chi phối kinh tế nước Mĩ.
d. Chủ của các công ti độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế chính trị nước Mĩ.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Học sinh biết nhận xét, phân tích, đánh giá..
- Hoàn thành nội dung bài mới giáo viên giao khi chuẩn bị ở nhà.
2. Phương thức: Giao bài tập về nhà (5 phút)
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức
Câu 1: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) với các nước đế quốc trẻ (Đức, Mĩ)là:
a. Về kinh tế.
b. Về thuộc địa
c. Về tài nguyên
d. Về sự phát triển không đều về kinh tế và sự phân chia thuộc địa không đều.
Câu 2: Việt Nam đã từng là nạn nhân trong chính sách xâm lược bành trướng lãnh thổ của những nào vào nữa cuối thế kỉ XIX?
a. ANH
b. PHÁP
c. ĐỨC
d. MĨ
Câu 3: Giao bài tập về nhà:
- Tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức và Mỹ có những điểm gì giống và khác với hai nước Anh, Pháp?
- Nhận xét về tình hình kinh tế Anh-Pháp-Đức-Mĩ cuối Thế kỉ XIX- đầu XX?
- Chuẩn bị bài mới Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, tìm hiểu:
Chuẩn bị bài mới: Phần II
+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, chuyện kể về Lê-nin
- Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội Nga là đảng kiểu mới?
- Trình bày diễn biến “ngày chủ nhật đẫm máu”.
- Ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907.
+ Tìm hiểu về Lê-nin
3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 3:
+ Sản xuất công nghiệp của Đức vươn lên thứ 2 thế giới, Mĩ số 1 thế giới.
+ Giống: đều có các công ti độc quyền…chi phối kinh tế đất nước…
+ Khác: các công ti độc quyền ở Mì chi phối cả kinh tế - chính trị.
+ Không đều: Kinh tế Anh-Pháp suy giảm còn Đức-Mĩ tăng…
Học sinh dựa vào bài 7 để hoàn thành bài tập về nhà
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi