Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật
2. Thái độ
- Học sinh nhận thức rõ: Bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.
- Học sinh căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra.
3. Kĩ năng
- Chỉ được bản đồ, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Biết nắm các sự kiện lịch sử, chỉ được bản đồ, phân tích.
- Năng lực chuyên biệt: Vẽ bản đồ đẹp chính xác, biết so sánh, liên hệ thực tế.
Biết được mối quan hệ nước ta với Nhật Bản hiện nay.
II. Phương pháp
Đàm thoại, phân tích, bản đồ, so sánh, hệ thực tế.
III. Phương tiện
Bản đồ châu Á, bảng phụ, tranh ảnh về Nhật Bản
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Gíao án, bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh.
Bản đồ thế giới (Hoặc châu Á) phấn màu, tài liệu.
2. Chuẩn bị của học sinh
Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh, phấn, thước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Hỏi: Mỹ thoát khỏi cơn khủng hoảng đó bằng cách nào?
3. Bài mới (3 phút)
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh vào bài học thông qua bản đồ và tranh ảnh, tạo tư thế học tập hứng thú
2. Phương thức: Nhìn vào bản đồ và trả lời bài tập sau:
Nhật Bản ở khu vực nào của châu Á? ( Khu vực Đông Á…)
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX nền kinh tế của Nhật phát triển như thế nào?
3. Dự kiến sản phẩm
Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời: Khu vực Đông Á…là nước duy nhất ở châu Á không bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, có nền kinh tế phát triển…
Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài Nhật Bản giống như các nước tư bản châu Âu và Mĩ có nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng phát triển không cân đối, chạy theo lợi nhuận….
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Mục tiêu: Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hỏi: Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới I?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Hỏi: Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Hỏi: Em hãy cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhât?

Hỏi: Trình bày cuộc khủng hoàng tài chính ở Nhật?

Hỏi: So sánh kinh tế Nhật – Mỹ trong thời gian?

- Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển.

- Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927, trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929 – 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

1. Kinh tế

- Đã thu được nhiều lợi nhuận, nhất là về kinh tế.

- Sau chiến tranh, Kinh tế ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu.

2. Xã hội

- Năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi.

- Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân.

- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

2. Hoạt động 2: II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939
Tình hình kinh tế của Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
- Mục tiêu: Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 19 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đã diễn ra như thế nào?

Hỏi: Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

Hỏi: Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao?

Giáo viên cho học sinh quan sát hình 71 và yêu cầu học sinh nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật, so sánh với Đức.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

Giáo viên sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật

- Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.

+ Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3.

2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền

- Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước.

- Phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.

- Tháng 9/1931, tấn công vùng Đông Bắc trung Quốc.

- Trong thập niên 30, đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, đã làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật, khủng hoảng, gây chiến tranh xâm lược.
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Chọn câu đúng (Trả lời cá nhân)
Câu 1: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật là nước duy nhất ở châu Á
A. Chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
B. Chủ nghĩa tư bản hình thành
C. Xây dựng nhà nước tự do
D. Chủ nghĩ phát xít hình thành
Câu 2: Khi lâm vào khủng hoảng 1929 – 1939 Nhật đã
A. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội
B. Phát xít hóa gây chiến tranh
C. hợp tác với các nước tư bản ở châu Âu
D. Đầu tư kinh doanh ở nước ngoài
Câu 3: Năm 1927 Nhật Bản bắt đầu khủng hoảng từ lĩnh vực
A. Ngân hàng
C. Công Nghiệp
B. Nông nghiệp
D. Xây dựng
Câu 4: Sau khi phát xít hóa Nhật xâm lược quốc gia đầu tiên là
A. Thái Lan
C. Lào
B. Việt Nam
D. Trung Quốc
Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh nền kinh tế Nhật Bản hiện nay?
A. Vận dụng khéo léo thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
B. Người Nhật chăm chỉ lao động, sáng tạo và tiết kiệm
C. Thường nhận viện của nước ngoài để phát triển kinh tế
D. Có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Chuẩn bị bài mới:
BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939).
- Đọc sách giáo khoa nắm những nét mới về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á như thế nào?
- Vẽ bản đồ châu Á, chuẩn bảng nhóm
- Chú trọng đến các nước Đông Nam Á, điểm nổi bật là gì?
- Nắm tình hình cách mạng ở các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Ân độ, các nước Đông Nam Á