Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) tiếp theo

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) tiếp theo

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
+ Thấy được âm mưu của Thực dân Pháp trong việc đánh Bắc Kì lần II và cuộc đấu tranh của quân và dân ta.
+ Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ tranh ảnh.
+ Giáo dục tư tưởng, ý thức khi nhìn nhận triều Nguyễn qua 2 hiệp ước 883,1884.
2. Thái độ
3. Kĩ năng
4. Định hướng phát triển năng lực
II. Phương pháp
III. Phương tiện
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, bảng phụ, phiếu học tập.
- Lược đồ khởi nghĩa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Trình bày tình hình Việt Nam khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kì?
3. Bài mới
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

+ Hỏi: Vì sao phải mất gần 10 năm chờ đợi Thực dân Pháp mới tiến đánh Bắc kì lần II?

+ Hỏi: Em hãy cho biết: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II trong hoàn cảnh đất nước ta như thế nào?

+ Hỏi: Âm mưu của Pháp khi đánh Bắc kì lần 2?

+ Hỏi: Pháp đánh Hà Nội và Bắc Kì như thế nào?

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882).

+ Phong trào kháng chiến của ta phát triển mạnh. Nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.

- Kinh tế, quốc phòng trong 10 năm (từ 1873 - 1883) không được cải thiện, trái lại ngày càng suy yếu

- Đất nước rối loạn cực độ

- Đề xuất cải cách không được chấp nhận.

- Pháp lấy cớ triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến đánh Bắc Kì.

- Ngày 25/4/1882 nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Kết quả: Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang Việt Nam.

+ Hỏi: Phong trào kháng Pháp của nhân dân Hà Nội khi Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần II như thế nào?

- Giáo viên nêu về chiến thắng Cầu Giấy.

+ Hỏi: Chiến thắng này có ý nghĩa gì?

+ Hỏi: Vì sao sau khi Rivie bị giết, Pháp vẫn không nhựơng triều đình Huế?

Giáo viên nhận xét kết luận

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

- Khi Pháp đánh Bắc Kì lần II, nhân dân Hà Nội và Bắc Kì đã kết hợp với quân triều đình anh dũng chống Pháp.

- Tự đốt nhà ngăn chặn bước tiến của giặc

- Những nơi khác nhân dân đắp đập cắm kè, làm hầm chông cạm bẫy.

- Ngày 19/5/1883, tại Cầu Giấy, Rivie bị giết.

+ Làm cho Pháp hoang mang, định rút chạy.

+ Hỏi: Trình bày cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An? Pháp tấn công Thuận An nhằm mục đích gì?

+ Hỏi: Cho bíêt nội dung cơ bản của hiệp ước? Em có nhận xét gì về nội dung đó? Hậu quả?

+ Hỏi: Thái độ của nhân dân ta như thế nào khi triều đình kí hiệp ước?

Hỏi: Trước thái độ của triều đình như vậy, hành động của Pháp như thế nào?

Hỏi: Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta?

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884).

- Tháng 8/1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An => ngày 20/8 đổ bộ lên khu vực này triều đình xin đình chiến.

+ Buộc triều đình Huế phải đầu hàng.

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác-măng.

- Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và trung kì,

- Phong trào kháng Pháp bùng nổ dữ dội.

- Pháp chiếm hang loạt các tỉnh ở Bắc kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang…

- Ngày 6/6/1884 triều đình kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt => Việt Nam trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến. nhà nước phong kiến Ngyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sup đổ.

3. Hoạt động 3:
- Củng cố
- Khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.
- Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng (1883)?
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Hướng dẫn về nhà
- Lập niên biểu các sự kiện Pháp hai lần đánh chiếm Băc Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
- Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884) có điểm gì khác so với Hiệp ước Hác-măng (năm 1883) qua đó thể hiện âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp như thế nào?
Chuẩn bị nội dung bài mới.