Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1918

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1918

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh nắm được:
- Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
- Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.
- Phong trào Đông Du năm 1905-1909
- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907
- Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì năm 1908.
2. Thái độ
- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quỹ đạo chung của cách mạng thế giới.
- Các sĩ phu tiến bộ muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ.
- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc
3. Kĩ năng
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. Nhận thức được những hạn chế của các phong trào.
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
+ Phân tích, nhận xét, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay.
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh…
III. Phương tiện
- Tranh ảnh, máy chiếu, …
- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX. Chân dung: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh
- Những hình ảnh về phong trào duy tân chống thuế ở Trung Kì.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và thái độ chính trị của từng giai cấp.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
- Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút
* Phương thức: Giáo viên cho học sinh quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh
- Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
* Dự kiến sản phẩm: học sinh trả lời - Giáo viên chuẩn bị sẵn đáp án
- Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
- Lương Văn Can với Đông Kinh nghĩa thục.
- Phan Châu Trinh với cuộc vận động Duy Tân.
- Huỳnh Thúc Kháng với phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
→ Giáo viên vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Mục tiêu:
- Học sinh nắm và trình bày được nét chính về phong trào Đông du, những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...
- Phương tiện: lược đồ nước Nhật, bản đồ chính trị thế giới từ sau đại chiến thứ nhất.
- Thời gian: 20 phút
* Phương thức: cho học sinh thảo lận nhóm

Hoạt động của giáo viên và học sinh

* Giáo viên cho học sinh nhận thức về xu hướng dân chủ tư sản

- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX giúp vua cứu nước thất bại.

- Đầu thế kỉ XX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến. Các đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản

=> Xu thế cứu nước mới đi theo dân chủ tư sản.

- Hoàn cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XX như thế nào?

+ Đầu thế kỉ XX, một trào lưu dân chủ tư sản đã tràn vào Việt Nam qua các tân thư của Trung Quốc và sự duy tân tự cường của Nhật Bản.

+ Trong xã hội Việt Nam, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật, vì Nhật cùng màu da, cùng văn hoá hán học đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đã có thế lực đánh thắng đế quốc Nga 1905, cho nên có thể nhờ cậy được.

* Sau khi cho học sinh nắm được hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX và giáo viên phân công học sinh thực hiện nhiệm vụ: (hoàn thành nội dung trong bảng)

- Nhóm 1. Phong trào Đông Du (năm 1905-1909)

- Nhóm 2. Đông Kinh nghĩa Thục (năm 1907)

- Nhóm 3. Cuộc vận động Duy Tân

- Nhóm 4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908

* Học sinh tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm.

Nội dung (Dự kiến sản phẩm)

Các phong trào

Phong trào Đông du

Đông Kinh nghĩa thục

Cuộc vận động Duy tân

Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ

Người lãnh đạo

Phan Bội Châu

Lương Văn Can

Nguyễn Quyền

Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

Chủ trương

- Cứu nước bằng khởi nghĩa vũ trang, khôi phục nước Việt Nam độc lập.

.- 3- 1907 thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội.

- Vận động, cải cách kinh tế -Văn hóa-Xã hội làm cho Việt Nam phát triển giàu mạnh tiến tới giành Độc lập dân tộc, cứu nước bằng con đường hoà bình thông qua cải cách xã hội.

- Chống sưu thuế.

Biện pháp

- Đưa thanh niên đi du học ở Nhật, nhờ Nhật trợ giúp về vũ khí, lương thực để chống Pháp.

- Thực hiện cuộc vận động cải cách văn hoá, xã hội theo lối tư sản

- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia.

- Mở trường học.

- Xuất bản sách báo.

- Đả phá hủ tục lạc hậu.

- Tuyên truyền, vận động lối sống mới.

- Mở mang công thương nghiệp, ....

- Đả kích hủ tục phong kiến.

- Đấu tranh trực diện với Pháp, yêu sách cụ thể, quần chúng tham gia đông, mạnh mẽ.

- Diễn ra sôi nổi, bắt đầu từ Quảng Nam, sau lan ra khắp Trung Kì.

Kết quả

Pháp – Nhật cấu kết, trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật, phong trào tan rã.

- 11/1907 Pháp giải tán Đông Kinh nghĩa thục.

- Thực dân Pháp đàn áp.

Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.

* Học sinh nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên kết luận: Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần cách mạng, yêu nước chống Pháp của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng cũng thể hiện rõ thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực.
3.3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
* Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu hỏi:
Câu 1: Thành phần tham gia chính của phong trào Đông Du là
A. Nông dân
B. Thanh niên yêu nước.
C. Phong kiến.
D. Tư sản.
Câu 2: Phong trào yêu nước nào sau đây diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kỳ?
A. Đông du.
B. Đông Kinh nghĩa nghĩa thục.
C. Duy tân.
D. Chống thuế.
Câu 3: Nhận xét phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Ưu điểm:
+ Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm cho Pháp lo lắng đối phó.
+ Nhiều hình thức phong phú, người lao động tiếp thu được những giá trị tiến bộ của trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Những người lãnh đạo phong trào cách mạng chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và chưa xác định được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.
+ Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra được đường lối cách mạng phù hợp.
+ Đường lối còn nhiều thiếu sót, sai lầm:
→ Phan Bội Châu dựa vào đế quốc để đánh đế quốc chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
→ Phan Châu Trinh: Dựa vào đế quốc để đánh phong kiến thì chẳng khác gì “Cầu xin đế quốc rủ lòng thương”.
+ Các phong trào chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng và các giai cấp tham gia.
+ Các phong trào sôi nổi, nhưng cuối cùng thất bại. Vì có thể nói: các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang màu sắc Dân chủ tư sản đã lỗi thời, muốn Cách mạng Việt Nam thắng lợi trước hết phải tiến hành Cách mạng vô sản.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
* Phương thức: Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Những nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là gì?
- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ.
- Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước.
- Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.
- Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.
- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản.
4. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 30
- phần II
- Bài tập Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX.
- Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. (theo mẫu ở sách giáo khoa)