I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- Biết được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan
- Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh
- Biết vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, trình bày được diễn biến kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh
GDBVMT: Nhiều đô thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cừu lấy lông bán làm len
2. Thái độ
Bồi dưỡng cho học sinh
- Nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc sách mạng tư sản
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ song cũng là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến
3. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, ảnh.
- Làm việc độc lập trong quá trình học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và làm việc; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Bản đồ thế giới
- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ
- Sưu tầm một số tư liệu phục vụ bài học: Chân dung và sự nghiệp của Oa-sinh- tơn.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học trò nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về cuộc chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí nước Mĩ. Sau đó cho học sinh xem tiếp hình ảnh Chân dung của Oa-sinh- tơn và cho biết đây là ai?
- Dự kiến sản phẩm: Oa-sinh- tơn
- Thời gian: 3 phút.
- Giáo viên giới thiệu bài mới: Giờ trước các em đã được học 2 cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở châu Âu (Hà Lan và Anh) Tiết này chúng ta đi tìm hiểu một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem các cuộc cách mạng này có gì giống và khác 2 cuộc cách mạng trên. Và cuộc cách mạng đem lại kết quả như thế nào, do ai lãnh đạo? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1:
Mục III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
1. Tình hình các thuộc địa và nguyên nhân của chiến tranh:
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ,
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Thời gian: 19 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên: Dùng bản đồ giới thiệu vị trí của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ - Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút) và thực hiện các yêu cầu sau: Nêu vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mỹ? Tình hình kinh tế của 13 thuộc địa như thế nào? Thực dân Anh có thái độ như thế nào đối với 13 thuộc địa? Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh chống thực dân Anh? Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa? Điều đó dẫn tới hệ quả gì? - Do kinh tế của mười ba thuộc địa phát triển đã cạnh tranh với chính quốc, nhưng do thực dân Anh chỉ coi nơi này là nơi cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc nên đã tìm mọi cách để ngăn cản kinh tế thuộc địa. => Cư dân thuộc địa hầu như là người Anh di cư sang mâu thuẫn với chính quốc. Đó là nguyên nhân bùng nổ trận chiến tranh. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên chốt lại nội dung toàn bài + Mâu thuẫn giữa chế độ Phong kiến với sự phát triển của sản xuất Tư bản Chủ nghĩa là nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng Tư sản: Hà Lan, Anh, chiến tranh giành độc lập… GDBVMT: Vùng đất ở Anh chiếm làm thuộc địa. | a. Tình hình thuộc địa: - Thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây. - Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. b. Nguyên nhân của chiến tranh: - Anh tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa -> Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc. => Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ. |
2. Hoạt động 2:
Mục 2. Diễn biến cuộc chiến tranh: Đọc thêm
Mục 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: Nhóm 1+3: Nêu Kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? Nhóm 2 + 4: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có ý nghĩa gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của HP 1787 của Mỹ? Ngoài việc thoát khỏi ách thực dân, chiến tranh còn đưa lại những kết quả gì? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | a. Kết quả: + 1783 Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời. + 1787: Mĩ ban hành hiến pháp qui định Mĩ là nước Cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống. b. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho học sinh làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là (H)
A. Thành lập một nước cộng hoà.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
Câu 2: Anh xác nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? (B)
A. Hòa ước Mác xây.
B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 3: Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất (B)
A. Chưa có người cư trú.
B. của thổ dân da đỏ
C. Có người da đen cư trú
D. Có những tộc người da trắng cư trú
Câu 4: Vì sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? (VD)
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh
B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát
C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc
Câu 5: Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa? (H)
A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp
B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa
C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề
D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1: So với cuộc cách mạng tư sản Anh giữa Thế kỷ XVIII em thấy có điểm nào giống và khác nhau?
Câu 2: Phân tích điểm tích cực và hạn chế của cuộc chiến tranh?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
- Giống: Đều dùng vũ trang dành độc lập
- Khác: Anh là cuộc nội chiến:
+ Một bên là vua (quý tộc và khong kiến)
+ Một bên là tư sản Quý tộc mới, nhân dân
- Mĩ là hình thức đấu tranh giành độc lập chống lại ngoại bang. Kết quả là thêm một nước tư bản mới xuất hiện nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
Câu 2:
- Tích cực: Giải thoát cho Mĩ không còn là thuộc địa của Anh, làm cho kinh tế của Mĩ phát triển mạnh
- Hạn chế: Cuộc chiến tranh thắng lợi do quần chúng nhân dân nhưng sau đó công nhân - nông dân vẫn cực khổ, vì cách mạng tư sản chỉ thay đổi chế độ bóc lột " Mĩ tuy thành công đã hơn 150 năm nay (tính đến năm 1927, vẫn cứ lo tính cách mạng lần 2"
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Học và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, làm bài tập 1 (sách giáo khoa)
- Đọc trước bài mới: Bài 2
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18