Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu biết:
- Nắm được đôi nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907
2. Thái độ
- Học tập tinh thần đấu tranh vì hoà bình và công bằng xã hội
- Giáo dục ý thức yêu chuộng hoà bình, đấu tranh cho công bằng, bình đẳng.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phân tích và rút ra nhận xét
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc…
- Năng lực chuyên biệt:
+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng phương pháp tư duy lịch sử đúng đắn
+ Vận dụng kiến thức thực hành.
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà giáo viên giao về nhà trong tiết trước
+ Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
+ Tìm hiểu Nguyên nhân Diễn biến Kết quả ý nghĩa cách mạng Nga (1905-1907)
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Em hãy trình bày tình hình kinh tế chính trị của nước Anh và Pháp? 5’
Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh sau:
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
Đây là ai? ( Lê nin)
- Phương pháp – kĩ thuật: Giáo viên cho học sinh trình bày những hiểu biết về lê nin và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
Câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê nin?
- Thời gian: 3 phút
- Tổ chức hoạt động: cá nhân quan sát, nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm:
Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilits Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).
Vơlađimia Ilich Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilits Ulianov), người lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng.
Ông tham gia Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, …và là người có công lớn trong cuộc cách mạng Nga. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 (Cá nhân): Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.
- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sách giáo khoa, trả lời câu hỏi

Hỏi: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Lênin?

Hỏi: Lênin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng xã hội dân chủ ở Nga?

Hỏi: Vì sao nói: Đảng Chủ nghĩa xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu

Bước 3. Học sinh: trả lời câu hỏi

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học trò. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê nin sinh ngày 22/4/1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Tham gia cách mạng chống Nga hoàng từ thời sinh viên.

- 1893 trở thành người lãnh đạo công nhân Macxit ở Pê-téc-bua.

- 1903 Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập.

=> Đảng xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Cách mạng Nga (1905-1907)

- Mục tiêu: Học sinh nắm được Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2: Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

Giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Bước 1. Cả lớp chia thành 6 nhóm. Giáo viên giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cách mạng Nga

+ N3,4: Trình bày diễn biến, kết quả cách mạng Nga

+ N5,6: Trình bày ý nghĩa cách mạng Nga

Bước 2. Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Học sinh: báo cáo, thảo luận

Bước 4. Học sinh: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Cách mạng Nga (1905-1907)

a. Nguyên nhân

- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt

=> Cách mạng Nga bùng nổ

b. Diễn biến sách giáo khoa

c. Kết quả

- Đều bị đàn áp

d. Ý nghĩa

- Giáng 1 đòn chí tử vào giai cấp tư sản và địa chủ.

- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

- Là bước chuẩn bị cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành
+ Học sinh xác định biết được công lao, vai trò của Lê nin đối với cách mạng Nga.
+ Nắm được diễn biến chính của Cách mạng Nga và ý nghĩa của nó đối với nước Nga và thế giới.
+ Học sinh nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.
- Phương thức tiến hành: thực hành.
- Dự kiến sản phẩm: Giáo viên chuẩn bị đáp án đúng.
Nếu học sinh trả lời sai thì học sinh khác và giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Câu hỏi:
- Giáo viên treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới đó là
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ.
D. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
Câu 2: Trong Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga, phái đa số theo Lê nin gọi là gì?
A. Bôn –sê-vích.
B. Men-sê-vích.
C. Lê-nin-nít.
D. Những người Nga tích cực.
Câu 3: Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, binh lính.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
D. Công nhân, nông dân, tư sản.
Câu 4: Nhiệm vụ trước mắt của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga là
A. Lật đổ chính quyền Nga Hoàng.
B. Lật đổ tư sản Nga giành quyền về tay Xô viết.
C. Lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền vô sản.
D. Chống chiến tranh đế quốc.
Câu 5: Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có điểm gì mới?
A. Chính đảng của người lao động Nga.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.
C. Kết hợp chủ nhĩa Mác với phong trào công nhân.
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng Nga là:
A. Nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
C. Tiền lương công nhân giảm sút.
D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga- Nhật.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cách mạng 1905-1907:
A. Sự kiện “ Ngày chủ nhật đẫm máu”
B. Cuộc nổi dậy pá dinh cơ của đại chủ phong kiến của nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pô-tem-kin.
D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
1. Mục tiêu: Học sinh trình bày được những thành quả chính yếu về kỹ thuật, những tiến bộ về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII – XIX.
2. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thành
+ Học sinh có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- Học sinh chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.
3. Dự kiến sản phẩm: Học sinh trình bày được những thành tựu trong:
Công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội