I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri; những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1971 và sự ra đời của công xã Pa- ri
- Ý nghĩa lịch sử của Công xã.
2. Thái độ
- Học sinh có lòng tin tưởng vào năng lực, quản lí của nhà nước giai cấp vô sản. hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng thông qua những tấm gương đấu tranh dũng cảm của các chiến sĩ công xã Pa- ri.
- Lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.
3. Kĩ năng
- Vận dụng khả năng trình bày, phân tích đánh giá một sự kiện lịch sử.
- Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Sử dụng các biểu đồ trong sách giáo khoa
- Sử dụng các kênh hình trong sách giáo khoa
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Bản đồ Pa- ri và vùng ngoại ô, nơi diễn ra công xã Pa- ri.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước
- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản một số hình ảnh về nước Pháp tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem về một số hình ảnh của nước Pháp và yêu cầu học sinh trả lời: Đây là hình ảnh về công trình nào của nước Pháp?
Hình 1
Hình 2
- Dự kiến sản phẩm: Hình 1: Nhà thờ Đức Bà Pari, Hình 2: Tháp Eiffel
* Giới thiệu bài: Trong những năm cuối thế kỉ XIX giai cấp vô sản Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri. , quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Sự thành lập Công xã
1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã
- Mục tiêu: Biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Giáo viên: Trong những năm 1852-1870 dưới nền thống trị của đế chế thứ II là Napôlêông III thực chất là nền chuyên chế phản động giai cấp Vô sản mâu thuẫn với giai cấp tư sản không thể điều hoà nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trong bối cảnh đó -> - 1870 Pháp đánh phổ. Pháp đánh Phổ nhằm mục đích gì? Đọc phần chữ in nghiêng (Sách giáo khoa - trang 35). Qua phần đọc, em có nhận xét gì về việc Pháp đánh Phổ (diễn ra trong điều kiện như thế nào? Kết quả của chiến tranh Pháp- Phổ ra sao? Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì? Lúc này thành quả cách mạng và chính quyền thuộc về tay ai? Theo đà chiến thắng quân Phổ có hành động nào? Khi tổ quốc bị lâm nguy thì thái độ của “ chính phủ vệ quốc ” và nhân dân Pháp thể hiện như thế nào? Nhận xét gì về thái độ của “Chình phủ vệ quốc ” và của nhân dân Pháp? Tại sao lại có thái độ khác nhau đó? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. | I. Sự thành lập công xã 1. Hoàn cảnh ra đời của công xã - Pháp tuyên chiến với Phổ. - 2/9/1870 Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực bị Phổ bắt làm tù binh. - Ngày 4-9-1870 nhân dân Pari đứng lên khởi nghĩa. Chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ. - Thành lập chính phủ lâm thời Tư sản – “ Chính phủ vệ quốc”. - Quân Phổ kéo vào nước Pháp, bao vay Pa-ri; chính phủ Tư sản hèn nhát vội vàng xin đình chiến. Quần chúng nhân dân đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc |
2. Hoạt động 2: I. Sự thành lập Công xã
2. Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 /1871. Sự thành lập Công xã
- Mục tiêu: Biết những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1971 và sự ra đời của công xã Pa- ri
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/ 3/ 1871? Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 chính quyền thuộc về tay ai? Cuộc cách mạng này mang tính chất gì? - Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền tư sản bị lật đổ, một trong những thủ đô lớn nhất. + Ủy ban trung ương quốc dân trở thành chính phủ vô sản lâm thời. + Trong cuộc cách mạng vô sản này giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Rõ ràng Chi-e là người châm ngòi lửa cuộc nội chiến giữa tư sản và vô sản. Nhưng ủy ban trung ương quốc dân quân đã không tận dụng thắng lợi ngày 18/3. Đáng lẽ phải lập tức tiến quân -> Véc - xai đập tan sào huyệt của bọn phản động, khi chúng đang hoang mang -> cực điểm, thì lại tỏ ra ngần ngại, vội vã chuyển chính quyền cho một cơ quan dân cử (tức Hội đồng công xã - gọi tắt là công xã). Đây là những hạn chế của ủy ban trung ương quốc dân quân (làm cách mạng chưa triệt để). Sau khi khởi nghĩa thắng lợi nhân dân Pa- ri đã có những việc làm gì? + Bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. + Nhân dân ăn mặc như ngày hội nô nức đi bỏ phiếu – họ thực hiện quyền công dân. + 86 đại biểu đã trúng cử hầu hết là công nhân và tri thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động thủ đô. Các-mác đánh giá sự ra đời của công xã Pa- ri “Công xã là điềm báo trước vẻ vang của xã hội mới, là kì công của những người dám tấn công trời ”. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. | 2. Cuộc khởi nghĩa 18/3 /1871. Sự thành lập Công xã a. Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 1871 - Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân Pa- ri ngày càng tăng. Chi-e, tiến hành âm mưu bắt hết ủy viên ban Trung ương. - 18-3-1871, Chi e cho quân đánh úp đồi Mông-mac, nhưng cuối cùng bị thất bại. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pari. và đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời. * Tính chất: Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên b. Sự thành lập Công xã 26/3/1871 nhân dân Pa –ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu |
3. Hoạt động 3:
II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa- ri
(Hướng dẫn đọc thêm)
III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari
1. Nội chiến ở Pháp (Hương dẫn đọc thêm)
2. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari
- Mục tiêu: Biết về ý nghĩa lịch sử của Công xã.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ Công xã pa-ri? Giáo viên: Công xã pa-ri là bản anh hùng ca cách mạng, thể hiện ý chí quật cường của nhân dân lao động, nó khẳng định vai trò to lớn của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị, nó chứng minh được chủ nghĩa Mác vạch ra là đúng quy luật phát triển của lịch sử. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. | III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari 1. Nội chiến ở Pháp (Hương dẫn đọc thêm) 2. Ý nghĩa lịch sử: + Công xã là hình ảnh thu nhỏ của 1 chế độ xã hội mới. + Đem lại tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động - Bài học: Phải có Đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, trấn áp kẻ thù |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức hoàn cảnh ra đời của Công xã và ý nghĩa lịch sử sự thành lập Công xã.
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị.
A. Cộng hòa.
B. Quốc dân quân,
C. Quân đội nhân dân.
D. Vệ quốc quân.
Câu 2: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. “Chính phủ Lập quốc”.
B. “Chính phủ Vệ quốc”,
C. “Chính phủ Cứu quốc”.
D. “Chính phủ yêu nước”.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 11871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Câu 4: Tại sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Câu 5: Ngày 26 - 3 - 1872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Thời gian: 2 phút
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Tại sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?
Dự kiến sản phẩm: Nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri vì nhân dân chống lại giai cấp tư sản đầu hàng Đức và đàn áp quần chúng.
*Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Học và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa - Đọc trước bài mới: bài 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20