Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp cho học sinh nắm vững
- Biết được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Hoàn cảnh của giai cấp công nhân
- Biết được một số nét chính về những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX
- Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế
- Hiểu được nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
- Hiểu được phong trào công nhân quốc tế (Quốc tế thứ nhất) sau khi Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời
2. Thái độ
- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội
- Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân
3. Kĩ năng
- Quan sát hình 24 sách giáo khoa nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết đánh giá một số thành tựu, lòng biết ơn các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội
+ Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
5. Nội dung tích hợp
GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ
II. Phương pháp
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp bản đồ
III. Phương tiện
- Tranh ảnh, sách giáo khoa
- Chân dung C. Mác, Phi Ăng-ghen
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
2. Chuẩn bị của học sinh
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho học sinh lên làm bài tập qua bảng phụ
- Vì sao chủ nghĩa tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa? Kết quả?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của giai cấp công nhân. Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.


- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan xem ảnh. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì qua bức tranh Hình 24, Hình 25?
- Dự kiến sản phẩm: Việc sử dụng trẻ em trong các hầm mỏ… dẫn đến các phong trào đấu tranh.
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1:
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 1: Phong trào đập phá máy móc và đình công.

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, hình sách giáo khoa.

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa chia nhóm thảo luận với nội dung: Vì sao ngay khi mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh hợp tác những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Cho học sinh quan sát Hình 24 (Sách giáo khoa)

- Em có nhận xét gì qua bức tranh Hình 24?

- Tại sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? - Học sinh: Lao động nhiều giờ, Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh…

- Cho học sinh liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay?

- Bị áp bức bóc lột, công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, họ đã đấu tranh bằng hình thức nào?

- Tại sao công nhân lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức như thế nào của công nhân?

- Muốn cuộc đấu tranh chống tu bản thắng lợi, công nhân phải làm gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

I. Phong trào Công nhân nửa đầu thế kỉ XIX:

1. Phong trào đập phá máy móc và đình công:

a. Nguyên nhân:

Do bị tư sản bóc lột nặng nề công nhân đấu tranh

b. Hình thức đấu tranh:

- Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng

- Đình công

c. Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn

Hoạt động 2: Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa và chia nhóm thảo luận với nội dung: Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Hướng dẫn học sinh hiểu khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu ” có nghĩa như thế nào?

- Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm đấu tranh bảo vệ quyền lao động của mình

- Mục đích của phong trào đấu tranh?

- Quan sát Hình 25 (Sách giáo khoa)

- Nhấn mạnh phong trào hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét

- Phong trào công nhân Châu Âu (1830-1840) có những điểm chung gì khác so với phong trào trước đó?

- Học sinh: Đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị độc lập chống lại giai cấp tư sản

- Kết quả của phong trào đấu tranh của công nhân Châu Âu trong những năm đầu thế kỉ XIX?

- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:

- Pháp: 1831 công nhân dệt tơ thành phố Li-Ông khởi nghĩa

- Đức: 1844 công nhân dệt Sơ-lê-đin

- Anh: 1836-1848 Phong trào hiến chương

- Kết quả: Thất bại

- Ý nghĩa:

+ Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Hoạt động 3: Mác và Ăng ghen

Học sinh đọc tiểu sử Mác và Ăng ghen

II. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác:

1. Mác và Ăng ghen:

- Tiểu sử: (sách giáo khoa)

- Cùng có tư tưởng: Đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Xây dựng 1 xã hội tiến bộ

Hoạt động 4: Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản

- Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Vì sao trong những năm 1848-1849 phong trào công nhân Châu Âu phát triển mạnh

- Tường thuật cuộc khởi nghĩa tháng 6/1848 của công nhân và nhân dân lao động Pa ri

- Tạo sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?

- Phong trào công nhân từ sau 1848-1849 đến những năm 1870 có nét gì nổi bật?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và đàm đạo

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

a. Đồng minh những người cộng sản: Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Do yêu cầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải có lí luận cách mạng

+ Tháng 2/1848: Tuyên ngôn Đảng cộng sản được tuyên bố

Nội dung:

+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội.

+ Giai cấp vô sản là lực lượng….

+ Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế.

- Ý nghĩa: là vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

Hoạt động 5: Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất

- Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án, sách giáo khoa

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa: Từ ngày 28/9/1864…

- Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Em có nhận xét gì qua bức tranh Hình 29?

- Tường thuật buổi thành lập quốc tế thứ nhất

- Quốc tế thứ nhất có những hoạt động như thế nào?

- Nêu vai trò của Mác trong việc thành lập quốc tế I?

- Sự ra đời và hoạt động của quốc tế I có ý nghĩ gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:

a. Phong trào Công nhân từ 1848-1870:

- Phong trào tiếp tục phát triển

=> Công nhân trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về giai cấp của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế

b. Quốc tế thứ nhất:

- Thành lập: 28/9/1864

- Hoạt động:

+ Truyền bá học thuyết Mac vào phong trào công nhân.

+ Nắm vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân phát triển

- Ý nghĩa: Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác, quá trình thành lập quốc tế thứ nhất.
- Thời gian: 10 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội?
A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền.
B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới.
D. Tất cả các thành phần trên.
Câu 2: Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.
Câu 3: Giai cấp vô sản là giai cấp:
A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.
D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.
Câu 4: Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
A. Nước Pháp.
B. Nước Mĩ.
C. Nước Đức.
D. Nước Anh.
Câu 5: Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?.
A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834.
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.
Câu 6: Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
A. Phong trào thiếu tính tổ chức.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
Câu 7: Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
Câu 8: Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX.
C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
D. Khoảng những năm 1836 - 1848.
Câu 9: Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền tuyền cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
Câu 10: “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.
Câu 11: Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Được tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 12: Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ nhà máy.
D. Bọn địa chủ.
Câu 13: Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).
Câu 14: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
Câu 15: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá đúng về những đón góp của Mác.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: Em hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm…
Học sinh trả lời.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ, soạn bài 4: Công xã Pari, hoàn cảnh ra đời, hoạt động của Công xã Pari?