Giáo án Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
+ Hỏi: Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì? - Giáo viên mở rộng thêm. +Hỏi: Thái độ của triều đình như thế nào? +Hỏi: Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam? +Hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình Việt Nam giai đoạn này? | I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì. + Về phía Pháp: - Thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế - Muốn tấn công Bắc Kì và tấn công Lào, Campuchia. - Củng cố vùng chiếm đóng bằng cách xây dựng bộ máy cai trị, tăng cường bóc lột vơ vét.. + Về phía triều đình: thi hành chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời - Ra sức vơ vét. - Tiếp tục thương lượng với Pháp. => Kinh tế khó khăn, công nông nghiệp sa sút... => khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. + Không ổn định. |
+Hỏi: Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì như thế nào? - Giáo viên nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc. Hỏi: Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp? + Hỏi: Quân triều đình đã chống trả như thế nào? Kết quả? + Hỏi: So sánh lực lượng, tương quan giữa Pháp và ta lúc này? + Hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Hậu quả? | 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873). + Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì. - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê đem 200 quân ra Bắc. - Ngày 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội. Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định. - Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân chống Pháp nhưng thất bại. - Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp. + Lực lượng địch mỏng (212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến.. ) triều đình mạnh hơn (7000 quân.. ) - Quân triều đình không chủ động tấn công địch. + Trang thiết bị lạc hậu |
+ Hỏi: Trước sự xâm lược của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc như thế nào? - Giáo viên cho hóc sinh đọc đoạn in nghiêng. + Hỏi: Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? em biết gì về chiến thắng đó? - Giáo viên giới thiệu thêm. + Hỏi: Chiến thắng này có ý nghĩa gì? + Hỏi: Trước phong trào đấu tranh lên cao ở Bắc kì, triều đình Huế đã làm gì? - Giáo viên giới thiệu thêm về điều ước này. + Hỏi: Vì sao triều đình lại kí hiệp ước Giáp Tuất? | 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì (1873-1874). - Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao. - Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định... - Ngày 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gac-ni-ê bị giết. - Làm cho Pháp hoang mang. Khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dan ta - Ngày 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì - Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. + Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn. + Vì tư tưởng "Chủ hoà" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. |