Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Âm mưu xâm lược của chúng.
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và Gia Định.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.
2. Thái độ
- Bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.
- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, tổng hợp …..
III. Phương tiện
TV, bảng phụ, phiếu bài tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài học…
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Hỏi: Tại sao các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm lược, bóc lột thuộc địa?
- Dự kiến sản phẩm: Do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu...
Trên cơ sở giáo viên nhận xét và vào bài mới: : Nửa cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây ồ ạt sang phương Đông xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, trong lúc đó triều đình Huế chống trả yếu ớt, hoà hoãn với giặc. Hôm nay, chúng ta học bài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng; trình bày được diễn biến chiến sự ở Gia Định và biết được nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: TV, phiếu bài tập.
- Thời gian: 30 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên phát phiếu bài tập, yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Hỏi: Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? (nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ).

Hỏi: Bước đầu quân pháp đã thất bại như thế nào?

Hỏi Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong việc chống Pháp?

Hỏi: Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?

Hỏi: Em hãy cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu.

- Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Giáo viên trình chiếu lược đồ các nước Đông Nam Á trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Lược đồ chiến trường Gia Định năm 1859-1861. Và một số tranh ảnh có liên quan.

- Học sinh trình bày kết hợp chỉ lược đồ….

C1. Nguyên nhân sâu xa: các nước tư bản cần mở rộng thị trường và thuộc địa.

Nguyên nhân trực tiếp: do chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy yếu…

Duyên cớ: bảo vệ đạo Gia Tô.

C2. Sách giáo khoa

C3. Thái độ của triều đình nhà Nguyễn…

C4. Học trò trình bày

C5. Nội dung (Sách giáo khoa)

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Trình chiếu hình ảnh Nguyễn Tri Phương và sơ lược vài nét về ông.

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

a. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng, suy yếu.

b. Chiến sự ở Đà Nẵng

- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự Gia Định năm 1859

- Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình kháng cự yếu ớt rồi tan rã.

- Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn…

Tiết 37
2. Hoạt động 2: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (năm 1873 – 1884)
- Mục tiêu:
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, cặp đôi.
- Phương tiện: TV
- Thời gian:
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Hỏi: Nêu thái độ của nhân dân ta trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Cho học sinh thực hiện trên bảng phụ

* Các phong trào chống Pháp tiêu biểu (Mục 1)

Hỏi: So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?

Hỏi: Bối cảnh nước ta sau Hiệp ước năm 1862? (triều đình Huế và Pháp)

Hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

Hỏi: Đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu.

- Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Giáo viên trình chiếu lược đồ Hình 86 (khuyến khích học sinh trình bày kết hợp với chỉ lược đồ), chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên sơ kết bài: Năm 1858, thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã dũng cảm đấu tranh, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy, triều đình Huế vẫn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5-6-1862), nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

a. Tại Đà Nẵng

- Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

b. Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây ra cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

a. Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.

- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn (tháng 8 -1867).

b. Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, khích lệ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- Thời gian: 10 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể thảo luận với bạn hoặc thầy, cô giáo.
* Trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao Việt Nam trở thành đích ngắm cho sự xâm lượt của thực dân Pháp?
A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông.
B. Giàu tài nguyên, thị trường béo bở, vị trí thuận lợi, chế độ phong kiến suy yếu.
C. Tuy vị trí không thuận lợi nhưng tài nguyên phong phú.
D. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.
Câu 2: Ngày 31/8/1858 đã có sự kiện lịch sử quan trọng gì xảy ra?
A. Liên quân Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
B. Triều đình ký Hiệp ước nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.
C. Pháp tấn công kinh thành Huế.
D. Pháp tấn công Gia Định.
Câu 3: Pháp lấy lý do gì để tấn công nước ta?
A. Tự Đức không thực hiện những điều mà Nguyễn Ánh đã cam kết với Pháp trước đây.
B. Triều đình Nguyễn giết sứ thần của Pháp.
C. Chiến thuyền của nhà Nguyễn bắn vào tàu Pháp.
D. Triều đình nhà Nguyễn khủng bố đạo Gia tô.
Câu 4: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc xâm lược của Pháp tại Đà Nẵng?
A. Phan Thanh Giản.
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
Câu 5: Trận đánh Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
A. Pháp thua phải rút về nước.
B. Pháp bị sa lầy phải chuyển vào đánh Gia định.
C. Pháp chiếm Đà Nẵng, quân triều đình rút lui về Huế.
D. Triều đình giảng hòa với Pháp.
Câu 6: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, Pháp làm gì?
A. Kéo quân vào Gia Định.
B. Xin thêm viện binh để đánh lâu dài.
C. Rút quân về nước.
D. Đàm phán với triều đình Huế.
Câu 7: Trận đánh Gia Định có kết quả như thế nào?
A. Quân triều đình bao vây quân Pháp trong thành Gia Định.
B. Pháp thua phải quay trở ra Đà Nẵng.
C. Quân triều đình tan rã nhanh chóng, quân Pháp chia nhau chiếm giữ những vị trí quang trọng trong thành Gia Định.
D. Quân triều đình tan rã nhanh chóng nhưng Pháp phải rút xuống tàu để khỏi bị dân ta tập kích.
Câu 8: Hiệp ước đầu tiên triều đình ký với Pháp là:
A. Hiệp ước Hác măng năm 1883.
B. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862.
C. Hiệp ước Pa tơ nốt năm 1884.
D. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874.
Câu 9: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là gì?
A. 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.
B. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảo Phú Quốc thuộc Pháp.
C. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.
D. Nam Kỳ lục tỉnh và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.
Câu 10: Nghĩa quân của ai đã đốt cháy tàu Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ?
A. Trương Định.
B. Thiên Hộ Dương.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 11: Hai chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực là gì?
A. Đánh lui quân Pháp ở Đồng Tháp Mười và giết Tổng đốc Phương.
B. Tấn công quân Pháp ở thành Gia Định và bao vây thị xã Mỹ Tho.
C. Đốt đồn Rạch Giá và giết quan ba Pháp ngay tại Sài Gòn.
D. Đốt tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ và chiếm đồn Rạch Giá.
Câu 12: Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?
A. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
B. “Vì vua cứu nước”.
C. “Thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Tây”.
D. “Bao giờ người Tây nhổ hất cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 13: Một vài nhà nho sĩ yêu nước chống pháp bằng ngòi bút của mình:
A. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thông.
B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định, Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan văn Trị.
D. Phan Văn Trị Nguyễn Thông, Nguyễn Trung Trực.
Câu 14: Ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Trương Định là:
A. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế Trương Công Định.
B. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế vong hồn thập loại chúng sinh.
C. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế chiến sĩ tử vong.
D. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế chiến sĩ tử vong, văn tế Trương Công Định.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- Thời gian: 4 phút
- Dự kiến sản phẩm: Trái ngược với thái độ do dự, suy tính thiệt hơn của trình đình nhà Nguyễn, nhân dân ta kiên quyết chống Pháp với tinh thần yêu nước bất khuất, gây cho Pháp nhiều khó khăn….
* Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Về nhà học bài cũ, soạn trước bài mới theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Tìm hiểu thêm vài nét về Hoàng Diệu.