Giáo án Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Hỏi: Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và sự kết thúc của chiến tranh thế giới I đã có tác động như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á? Hỏi: Hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. GDBVMT: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì thế nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In đô nê xia… Hỏi: Cách mạng ở Trung Quốc có gì mới? Hỏi: Cách mạng ở Mông Cổ có gì mới? Phong trào cách mạng ở Đông Nam Á phát triển ra sao? Phong trào cách mạng ở Ấn Độ có gì mới? Phong trào cách mạng ở Thổ Nhĩ Kì ra sao? Phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển như thế nào Hỏi: Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến tranh thế giới I là gì? Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đóng vai trò lãnh đạo cách mạng Các Đảng Cộng sản ra đời ở 1 số nước Châu Á… Nhấn mạnh: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân Cho học sinh quan sát hình 72 và tìm hiểu một số nét chính về M. Gan-đi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên chốt ý, lưu ý Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 03/02/1930, ghi bảng: | I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1930: 1. Những nét chung - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kỳ phát triển mới. - Phong trào diễn ra mạnh, lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu phong trào ở: + Trung Quốc: năm 1919, phong trào Ngũ tứ. + Mông Cổ: cách mạng thành công thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. + Ấn Độ: phong trào đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Ganđi đứng đầu. + Thổ Nhĩ Kỳ: chiến tranh giải phóng giành thắng lợi, thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. * Kết quả - Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh cách mạng. - Đảng cộng sản thành lập: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, lãnh đạo phong trào cách mạng. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Giáo viên: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919) Giáo viên: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc. Hỏi: Giải thích tại sao gọi là “Phong trào Ngũ Tứ” Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động), là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ. Hỏi: Trong những năm 1926-1939, cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào? Hỏi: Hãy kể tên các khẩu hiệu đấu tranh của “Phong trào Ngũ Tứ” và nhận xét tính chất của phong trào? - Học sinh: Vừa chống đế quốc vừa chống phong kiến Tiến bộ hơn cách mạng Tân Hợi Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời Hỏi: Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ có gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong cách mạng Tân Hợi? Hỏi: Phong trào cách mạng Trung Quốc (1927-1937) có những đặc điểm gì nổi bật? Hỏi: Tại sao năm 1937 Đảng cộng sanr Trung Quốc bắt tay hợp tác với Quốc Dân Đảng? Hỏi: Năm 1937, trước nguy cơ xâm lược của Nhật Bản, cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | 2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 a. Từ 1919-1925 * Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919): cuộc biểu tình của 3000 học sinh ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của đế quốc, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân, công nhân tham gia. - Kết quả: mở đầu cao trào chống đế quốc – Phong kiến. + Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. - 1/7/1921, Đảng cộng sản Trung quốc thành lập b. Từ 1926-1937 - Tình hình chính trị Trung Quốc có nhiều biến động. - 1926-1927: cuộc chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. - Năm 1927 – 1937, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng Sản Trung Quốc. - Tháng 7/1937, Nhật phát động cuộc tấn công xâm lược Trung Quốc. - Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chiến, cùng hợp tác chống Nhật. - Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ mới: Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Hỏi: Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau. Hỏi: Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào? Hỏi: Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì mới? Hỏi: Sự trưởng thành của các Đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào Độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á? Cho học sinh đọc phần tư liệu sách giáo khoa Hướng dẫn học sinh xem hình 73,74 (sách giáo khoa) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á: 1. Tình hình chung: - Đầu thế kỉ XX hầu hết đều là thuộc địa (Trừ Thái Lan). - Cách mạng phát triển mạnh, vận động theo hướng dân chủ tư sản. - Nét mới + Giai cấp vô sản trưởng thành. + Một loạt các đảng Cộng sản ra đời. - Những phong trào điển hình. + Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra (In đô nê xi a). + Xô viết Nghệ Tĩnh (Việt Nam). |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Hỏi: Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào? Hỏi: Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào? - Giáo viên: Cho học sinh xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a - Giáo viên: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Học sinh lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi. | 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á: - Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. - Ở Đông Dương: phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú. - Ở Đông Nam Á hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. - Từ năm 1940 chống Phát xít Nhật. |