Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Lịch Sử 8 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm:
- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.
2. Thái độ
Học sinh cần thấy rõ sự phát triển phức tạp của chủ nghĩa tư bản.
3. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy Lôgíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch, hiểu rõ mối qua hệ “nhân” “quả” trong một số sự kiện điển hình.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
+ Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học về sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện
Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phiếu học tập...
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939. , đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan sát lược đồ châu Âu trong những năm 1918-1939. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

+ Quan sát lược đồ Châu âu hãy cho biết trong những năm 1918-1929 tình nhình châu Âu như thế nào?
- Dự kiến sản phẩm
+ Những năm 1918-1923 xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở tan rã của đế quốc Đức Áo Hung: Áo, Ba Lan, Nam Tư, Phần Lan. Kinh tế suy sụp do chiến tranh tàn phá. Chính trị lâm vào khủng hoảng do cao trào cách mạng 1918
- 1923.
+ Những năm 1924-1929 chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền nền thống trị. Kinh tế phục hồi và phát triển.
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm được sự biến đổi của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm hợp tác.

Hỏi: Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi?

Hỏi: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó?

(Sản xuất công nghiệp tăng nhanh)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học trò. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

1. Những nét chung

- Một số quốc gia mới đã ra đời.

- Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.

- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu trở lại ổn định.

2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập (đọc thêm)

2. Hoạt động 2: II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939
- Mục tiêu: Học sinh cần nắm diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Những nét chính và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Trình bày diễn biến

Hỏi: Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả gì?

Hỏi: Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống tư bản thế giới giải quyết ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Giáo dục bảo vệ môi trường….

Giáo viên sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản.

- Hậu quả:

+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.

- Để thoát ra khỏi khủng hoảng:

+ Anh, Pháp… cải cách kinh tế, xã hội.

+ Đức, Ý, Nhật phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?
A. Sự cổ vũ của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Sự bót lột nặng nề của giới cầm quyền.
C. Hậu quả của chiên tranh Thế giới thứ nhất: Mâu thuẫn xã hội phát triển.
D. Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ rõ cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để tự giải phóng.
Câu 2: Giữa năm 1918, tình hình nước Đức như thế nào?
A. Phản công về quân sự, kinh tế ổn định, chính trị khủng hoảng.
B. Thất bại về quân sự, cầu hòa với Mĩ, công nhân có việc làm.
C. Kinh tế khủng hoảng, chính trị ổn định, quân sự sa sút.
D. Thất bại về quân sự, kinh tế khủng hoảng, công nhân bãi công.
Câu 3: Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới là:
A. lạm phát, dân đói.
B. năng suất tăng, sản xuất ồ ạt.
C. sản suất giảm, cung không đủ cầu.
D. năng suất tăng, thị trường tiêu thụ giảm.
Câu 4: Mĩ, Anh, Pháp đã chọn biện pháp nào để vượt qua khủng hoảng?
A. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa để bán hàng dư thừa.
B. Tích cực tăng năng suất để đủ hàng cung cấp cho thị trường.
C. Đóng cửa các xí nghiệp, giảm thợ để giảm bớt áp lực thất nghiệp.
D. Tiến hành cải cách kinh tế khôn ngoan, duy trì nền dân chủ tư sản.
Câu 5: Đâu không phải là cách để Đức, Ý thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới?
A. Phát xít hóa chế độ thống trị.
B. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa.
C. Phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
D. Tiến hành cải cách bằng những biện pháp dân chủ tư sản.
B. Tự luận:
Câu 6: Trình bày những hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đến các nước trên thế giới.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- Vì sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
- Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển như Anh, Pháp... hay các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm (từ 1929-1933), dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó
- Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, hậu quả chính trị -xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đén việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước...
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.