Giáo án Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - Đầu thế kỉ 20
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Treo bản đồ các nước Châu Á: Giới thiệu khái quát về Trung Quốc khi bước vào thời kì Cận đại - Học sinh: Đọc mục 1 và kết hợp quan sát Hình 42 (Sách giáo khoa) - Học sinh thảo luận nhóm 4 người với nội dung: + Tình hình Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX như thế nào? + Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc như thế nào? + Vì sao các nước đế quốc lại xâu xé Trung Quốc như vậy? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Học sinh thảo luận nhóm 4 người với nội dung: + Tình hình Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX như thế nào? + Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc như thế nào? + Vì sao các nước đế quốc lại xâu xé Trung Quốc như vậy? - Giáo viên nhấn mạnh: Viện cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “Bế quan toả cảng”, Thực dân Anh đã gây ra cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” (6/1840) Mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc => Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân Các nước đế quốc thoả hiệp với nhau cùng xâu xé xâm lược Trungg Quốc Hậu quả nặng nề đối với Trung Quốc - Giáo viên: Cho học sinh chỉ bản đồ khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GDBVMT: Bọn thực dân đế quốc tăng cường khai thác tài nguyên của các nước thuộc địa và đế quốc như thế nào? Hậu quả của công việc này ra sao? - Giáo viên giải thích “nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến”: chế độ xã hội còn tồn tại, chế độ phong kiến được độc lập về chính trị nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của 1 hay nhiều nước đế quốc Liên hệ: Việt Nam về cơ bản là 1 nước phong kiến nhưng thực tế chịu sự chi phối về chính trị, kinh tế của đế quốc Pháp GDBVMT: Địa bàn của phong trào đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. | I. Trung Quốc bị các nước Đế quốc chia sẻ: a. Nguyên nhân: - Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân. - Cuối thế kỉ XIX triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu b. Cuộc chiến tranh xâm lược: + 1840-1842 Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện mở đầu xâm lược Trung Quốc + Các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản tăng cường xâm lược Trung Quốc => Trung Quốc biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hướng dẫn học sinh đọc mục II (sách giáo khoa) - Học sinh thảo luận nhóm 4 người với nội dung: + Mục tiêu, kết quả, ý nghĩa của phong trào Duy Tân? + Mục tiêu, diễn biến, kết quả của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Giáo viên: Sử dụng đèn chiếu và tư liệu - Học sinh: Đại diện nhóm lên trình bày qua đèn chiếu - Giáo viên: Nhận xét và bổ sung - Giáo viên: Vì sao phong trào Nghĩa Hoà Đoàn lại thất bại? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. - Giáo viên sơ kết: 14/8/1900 Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái Hậu, Vua Quang Trị cùng quần thần chạy khỏi kinh đô…Quân đội các nước Đế quốc tàn sát, đốt phá Bắc Kinh Triều đình phong kiến thoả hiệp với các nước Đế quốc chống lại Nghĩa Hoà Đoàn | II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: Hướng dẫn học sinh lập niên biểu a. Nguyên nhân: - Các nước đế quốc xâm lược - Triều đình Mãn Thanh thỏa hiệp b. Các phong trào đấu tranh. - 1850 – 1864 phong trào Thái bình Thiên quốc - 1898, phong trào vận động Duy tân - Cuối TKXIX – đầu TKXX, phong trào nghĩa hòa đoàn c. Kết quả: Tất cả các phong trào đều bị thất bại. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Cho học sinh quan sát Hình 44 (Sách giáo khoa) và giới thiệu vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn. - Giáo viên: Trung Quốc Đồng Minh Hội được thành lập như thế nào? - Giáo viên: Mục tiêu của Trung Quốc Đồng Minh Hội là gì? - Giáo viên: Nguyên nhân, diễn biến, Kết quả cách mạng Tân Hợi? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: - Giáo viên: Trình bày diễn biến của cách mạng Tân Hợi - Giáo viên: Kết quả của cách mạng Tân Hợi? Giáo viên: cách mạng Tân Hợi thắng lợi có ý nghĩa Lịch Sử gì? - Giáo viên: Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Học sinh: Tuy nhiên cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân - Giáo viên: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | III. Cách mạng Tân Hợi (1911): 1. Tôn Trung Sơn và Học thuyết Tam dân. - Tôn Trung Sơn (1866 – 1925). - Tháng 8/1905 Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập với mục tiêu – Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nhằm “đánh đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất. 2. Cách mạng Tân Hợi 1911. a. Nguyên nhân - Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh bán rẻ quyền lợi dân tộc. b. Diễn biến: + Ngày 10/10/1911: Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương… + Ngày 29/12/1911: Chính phủ lâm thời thành lập Trung Hoà Dân Chủ c. Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. d. Ý nghĩa: tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á |