Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Ý nghĩa của văn chương - trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Ý nghĩa của văn chương - trang 64 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Câu 1 (trang 64 VBT): Câu 1, trang 62 SGK

Giải đáp:

a. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là: tình cảm và lòng vị tha.

b. Ngoài cái mà Hoài Thanh gọi là nguồn gốc cốt yếu đó, Hoài Thanh cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn chương và sự sống, không có văn chương thì cũng không có hình dung về sự sống.

Câu 2 (trang 64 VBT): Hãy nêu lên quan niệm của Hoài Thanh về mối liên hệ giữa văn chương và sự sống. Nên hiểu từ “sự sống” trong cụm từ “sáng tạo ra sự sống” như thế nào?

Giải đáp:

a. Hoài Thanh đã thấy được mối quan hệ hai chiều giữa văn chương và sự sống như sau.

- Một mặt, văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

- Mặt khác, văn chương lại có thể sáng tạo ra sự sống.

b. Nên hiểu từ “sự sống” trong cụm từ “sáng tạo ra sự sống” theo hai bình diện sau:

- Bình diện cuộc sống cụ thể: văn chương không thể sáng tạo ra được bản thân đời sống vật chất. Tuy nhiên, văn chương tái hiện lại đời sống ấy, tái tạo nó theo một cách mới.

- Bình diện cuộc sống tinh thần: văn chương khơi gợi cảm xúc, tình cảm.

Chính cuộc sống ở bình diện thứ hai là điều Hoài Thanh trình bày trong phần tiếp theo.

Câu 3 (trang 65 VBT): Câu 3, trang 62 SGK

Giải đáp:

a. Nếu nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha thì công dụng của văn chương cũng là giúp cho người đọc có tình cảm và gợi lòng vị tha. “Gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên.

b. Đó là một công dụng mang tính chất định hướng, thẩm mĩ.

Câu 4 (trang 65 VBT): Câu 4, trang 63 SGK

Giải đáp:

Ý kiến sau đây là đúng, nói lên được đặc điểm ở văn nghị luận của Hoài Thanh: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Câu 5 (trang 65 VBT): Bài luyện tập, trang 63 SGK

Giải đáp:

Nhà văn Hoài Thanh viết có viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

- Văn chương giúp cho thế hệ trẻ hôm nay đau buồn trước sự hi sinh của những thế hệ cha anh trong thời kì kháng chiến gian khổ, đồng thời thấy tự hào trước tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc qua những tác phẩm như: Đồng chí (Chính Hữu); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật),…

- Văn chương khiến ta yêu những mảnh đất ta chưa từng đến, những con người ta chưa hề và chẳng thể gặp.