Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - trang 27 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - trang 27 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Câu 1 (trang 27 VBT): Câu 1 trang 26 SGK

Giải đáp:

a. Bài này nghị luận về vấn đề: Nhân dân ta có một tinh thần yêu nước mãnh liệt.

b. Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta"

Câu 2 (trang 27 VBT): Câu 2, trang 26 SGK

Giải đáp:

a. Bố cục và dàn ý của bài:

- Mở bài: Từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Ý chính của phần này: Khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trải qua mọi biến thiên của cuộc chiến bảo vệ dân tộc, đó là truyền thống từ xưa đến nay.

- Thân bài: Từ “Lịch sử ta” đến nơi lòng nồng nàn yêu nước”

Ý chính của phần này: Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua mọi thời kì lịch sử của dân tộc, được biểu hiện ở mỗi con người thuộc mọi ngành nghề, lứa tuổi.

Thân bài có thể chia thành 2 đoạn:

+ Đoạn thứ nhất: từ “Lịch sử ta” đến “một dân tộc anh hùng”

Ý chính của đoạn này: Tinh thần yêu nước trong lịch sử thời quá khứ (thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, …)

+ Đoạn thứ hai: từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”

Ý chính của đoạn này: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở thời hiện tại.

- Kết bài: đoạn còn lại.

Ý chính của phần này: Bổn phận, trách nhiệm của chúng ta với tinh thần yêu nước của dân tộc.

Câu 3 (trang 28 VBT): Phân tích tác dụng của điệp từ "nó" và của các động từ đứng sau điệp từ đó trong phần mở đầu.

Giải đáp:

Tác dụng của điệp từ "nó" nhấn mạnh vai trò cốt yếu, quan trọng của tinh thần yêu nước trong những lần Tổ quốc bị xâm lăng; các động từ đứng sau điệp từ đó là các động từ manh, giàu tính tượng hình.

Câu 4 (trang 28 VBT): Câu 3 trang 26 SGK

Giải đáp:

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã dùng những dẫn chứng: trong lịch sử thời quá khứ và trong thời điểm hiện tại.

Các dẫn chứng ấy đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, cái xảy ra trước kể trước, cái xảy ra sau kể sau.

Câu 5 (trang 29 VBT): Câu 5 trang 26 SGK

Giải đáp:

a. Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b. Các dẫn chứng được sắp xếp thành từng cặp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, nơi sinh sống, dân tộc, ngành nghề.

c. Các sự vật và con người được liệt kê nói trên tuy khác nhau nhưng đều hành động vì lòng yêu nước, vì bảo vệ nền độc lập của dân tộc trước bè lũ xâm lăng.

Câu 6 (trang 29 VBT):

a. Cho một số câu trong phần Kết bài. Hãy đánh dấu (x) vào các ô mà em cho là đúng.

b. Hãy phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng.

Giải đáp:

a,

Các câu văn trong phần Kết bàiSo sánhẨn dụHoán dụ
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.x
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. x
Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. x

b, Tác dụng của các phép tu từ: Những phép tu từ nói trên nhằm làm nổi bật hai trạng thái khác nhau trong sự biểu hiện của lòng yêu nước là tiềm tàng và trỗi dậy mãnh liệt, từ đó chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể bổn phận của tất cả mọi người là làm cho lòng yêu nước ấy trỗi đậy mạnh mẽ.