Xa ngắm thác núi Lư - trang 88 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (trang 88 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Xác định thể thơ của bài Vọng Lư sơn bộc bố và bài dịch thơ của Tương Như.
Giải đáp:
Cả hai bài Vọng Lư sơn bộc bố và bài dịch thơ của Tương Như đều làm và dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Câu 2 (Bài tập 1 trang 111 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 88 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Qua nghĩa của chữ vọng (trông từ xa) ở nhan đề bài thơ và chữa dao (xa) ở câu thứ hai, có thể xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả là từ xa nhìn lại.
Từ vị trí ngắm đó, tác giả sẽ có ưu thế trong việc phát hiện và miêu tả vẻ đẹp bao quát và toàn cảnh của thác nước.
Câu 3 (Bài tập 2 trang 111 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 88 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
- Câu thơ thứ nhất trong bài miêu tả dòng sông Lô.
- Cảnh vật sông Lô được miêu tả đậm chất trữ tình, nắng chiếu xuống mặt sông, sự hòa hợp màu sắc, ánh sáng khiến ta tưởng như có những làn khói tía bay lên, bao phủ khắp không gian.
Câu 4 (Bài tập 3 trang 111-112 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 89 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ 2,3 và 4, cụ thể như sau:
a, Từ "quải" (treo) trong câu thơ thứ hai là nhãn tự, hình ảnh thác nước được hình dung như đang treo trên dòng sông Lô → Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng và điểm nhìn độc đáo.
b, Những động từ mạnh được đặt cạnh nhau (phi, lưu, trực, há) diễn tả dòng thác chảy mạnh, liên tục →Thể hiện một sức sống mạnh mẽ.
c, Thác nước đẹp mang một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh, không có thực trên trần gian, khiến ta tưởng là dòng sông Ngân Hà từ truyền thuyết.
Câu 5 (trang 90 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ
Giải đáp:
Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ:
a, Trong bài thơ này yếu tố biểu cảm đã được biểu hiện một cách gián tiếp.
b, Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ là miêu tả, Tuy nhiên qua những hình ảnh đẹp đẽ, thần tiên của thác nước mà nhà thơ đã sáng tạo và các từ chỉ hoạt động của chủ thể, ta vẫn thấy được tình yêu, niềm say đắm trước cảnh đẹp thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Từ đồng nghĩa - trang 90 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1