Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - trang 129 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - trang 129 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Câu 1 (trang 129 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

Lập dàn ý cho bài nói: Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài dàn ý gồm có 3 phần cụ thể như sau:

a, Mở bài (Giới thiệu tác phẩm và ấn tượng, cảm xúc chung nhất của mình về bài thơ):

- Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ hay, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Bài thơ tạo cho người đọc nhiều xúc cảm thẩm mỹ tích cực về cả nội dung lẫn nghệ thuật.

b, Thân bài (lần lượt trình bày các cảm nhân về bài thơ):

- Cảm nhận về nội dung của bài thơ:

+ Bài thơ khiên người đọc chìm đắm vào một khung cảnh nên thơ, trữ tình.

+ Bài thơ khẳng định vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh - một vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn của một nhà thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ.

- Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật sắp xếp ngôn từ tài tình

+ Sử dụng phép điệp (điệp ngắt quãng, điệp vòng).

+ Nghệ thuật phối cảnh bằng ngôn từ.

c, Kết bài (đánh giá về ý nghĩa bài thơ, chào tạm biệt và cảm ơn người nghe):

- Bài thơ là một tác phẩm mẫu mực cho thể thơ 5 chữ, khẳng định vẻ đẹp của thơ ca trong việc khắc họa cuộc sống, biểu đạt tâm tình con người.

- Cảm ơn mọi người đã lắng nghe, chào tạm biệt.

Câu 2 (trang 130 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Phát biểu nói biểu cảm và viết bài biểu cảm có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Em hãy so sánh và tìm ra các đặc điểm đó.

Giải đáp:

- Cách 1: Dùng bảng

Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ảnh 1

- Cách 2:

Những điểm giống nhau:

+ Về nội dung: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống

+ Về đối tượng: sự vật, sự việc, hiện tượng, con người

+ Về bố cục: mở bài, thân bài, kết bài

Những điểm khác nhau:

+ Ngôn ngữ trong bài văn: sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật

+ Ngôn ngữ trong bài nói: sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt

+ Về phương tiện phi ngôn ngữ: trong bài nói có thể biểu lộ trên khuôn mặt, ánh mắt, giọng điệu, cử chỉ của cơ thể và cảm xúc của người tham gia giao tiếp.. Trong bài văn thì không có.