Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - trang 60 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1
Câu 1 (trang 60 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc kĩ phần phiên âm và dịch nghĩa của bài thơ. Sử dụng bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập hai. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt và những từ chứa yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.
Giải đáp:
a. Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: bạch, hậu, tiền,...
b. Những từ chứa các yếu tố trên: bạch lộ, vô tiền khoáng hậu,...
Câu 2 (trang 60): Hãy giải thích vì sao có thể nói thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và bài dịch thơ của Ngô Tất Tố đều là thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
Giải đáp:
Có thể nói thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và bài dịch thơ của Ngô Tất Tố đều là thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vì:
- Bài thơ có: 4 câu
- Mỗi câu có 7 chữ
- Cách gieo vần: gieo vần chân
Câu 3 (Bài tập 2 trang 77 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 60 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giải đáp:
a. Nửa như có nửa như không có nghĩa là: sự mập mờ, hư ảo không rõ ràng.
b. Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai: Khung cảnh hiện lên dưới ánh dương chiều như được ẩn sau làn khói phủ, như thực mà cũng như ảo mộng.
Câu 4 (trang 61): Cảnh vật ở trong bài sáng hay tối, động hay tĩnh? Những đặc điểm đó của cảnh vật nói lên điều gì?
Giải đáp:
- Cảnh vật trong bài: được miêu tả trong không gian tranh tối tranh sáng của lúc hoàng hôn.
- Cảnh vật được miêu tả trong thế chuyển động nhưng là lấy động để tả tĩnh, nhằm làm nổi bật cái tĩnh lặng.
- Cảnh vật ở đây mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc, là khung cảnh của một đất nước thanh bình vừa bước ra khỏi chinh chiến.
- Bức tranh cảnh vật đã bộc lộ tấm lòng ưu dân ái quốc, lo nghĩ cho nước, cho dân và mừng vui trước cảnh đất nước thái bình của nhân vật trữ tình.
Câu 5 (trang 62): Câu thứ ba, Trần Lê Văn dịch là: Đi trong tiếng sáo trâu về hết. Theo em, so với câu thơ dịch của Ngô Tất Tố: Mục đồng sáo vẳng trâu về hết, câu nào hay hơn? Vì sao?
Giải đáp:
- Theo em, câu thơ của Ngô Tất Tố dịch hay hơn. Bởi vì:
+ Trong câu thơ không chỉ nhắc đến tiếng sáo mà còn mô tả được trạng thái của âm thanh ấy, tiếng sáo như vang xa, bao phủ cả cánh đồng làng quê.
Câu 6 (trang 62):
Giải đáp:
Đoạn văn tham khảo:
Trong ánh dương chiều của buổi hoàng hôn, những chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu đi về nhà. Những tiếng sáo diều vang lên văng vẳng, lảnh lót bao trùm khắp không gian. Giữa những cánh đồng mênh mang, bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên nền trời rồi đậu xuống. Khung cảnh hiện lên nên thơ và yên bình biết bao.
Bài trước: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - trang 58 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1 Bài tiếp: Bài ca Côn Sơn - trang 63 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1