Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - trang 60 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2
Câu 1 (trang 60 VBT): Bài tập trang 58 SGK
Giải đáp:
Những câu bị động trong đoạn trích là:
Ở đoạn đầu: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Ở đoạn thứ hai: Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
=> Tác giả chọn cách viết như trên là vì: để tạo ra sự liên kết các câu trong đoạn văn, nhằm nhấn mạnh ý tưởng, chủ đề và nội dung quan trọng của đoạn văn.
Câu 2 (trang 60 VBT): Hãy thử nêu lí do dùng câu bị động trong những trường hợp sau đây.
Giải đáp:
Trong câu (a), lí do dùng câu bị động là: Chủ thể thực hiện hành động tái bản cuốn sách quá rõ ràng, hiển nhiên.
Lí do dùng câu (b): Đây là một câu giải thích khái niệm nên phải sử dụng kiểu câu bị động.
Lí do dùng câu (c): Vấn đề chủ thể quy định màu mực không quan trọng, không ảnh hưởng đến vấn đề được nói đến.
Bài trước: Đức tính giản dị của Bác Hồ - trang 56 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh - Ngữ văn 7 tập 2