Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Thêm trạng ngữ cho câu - trang 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Thêm trạng ngữ cho câu - trang 47 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2

Câu 1 (trang 47 VBT): Bài tập 1, trang 47 SGK

Giải đáp:

* Công dụng của những trạng ngữ trong 2 đoạn trích đã cho:

Trạng ngữCông dụng
a. - Kết hợp những bài này lại

- Ở loại bài thứ nhất

- Ở loại bài thứ hai

Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu. Nối kết ba đoạn văn với nhau, làm cho bài văn được mạch lạc, đầy đủ và chính xác.
b. - Lần đầu tiên chập chững bước đi

Lần đầu tiên tập bơi

Lần đầu tiên chơi bóng bàn

Lúc còn học phổ thông

- Về môn Hóa

Xác định hoàn cảnh diễn ra sự việc.

Nối kết câu này với câu trước đó.

Câu 2 (trang 47 VBT): Bài tập 2, trang 47 SGK

Giải đáp:

Câu do trạng ngữ tách ra tạo thànhTác dụng
a. Năm 1972.Nhấn mạnh cảm xúc mong nhớ, buồn bã, kính yêu của người nói.
b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.Nhấn mạnh tình huống diễn ra sự việc, nhấn mạnh cảm xúc đau thương.

Câu 3 (trang 48 VBT): Bài tập 3, trang 48 SGK

Giải đáp:

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Đoạn văn tham khảo như sau

Đoạn vănTrạng ngữTác dụng
Tiếng Việt ta là một thứ tiếng giàu đẹp. Từ khi hình thành đến nay, tiếng Việt không ngừng trau dồi, bồi đắp thêm vốn liếng của mình. Tiếng Việt diễn ta sắc thái cảm xúc một cách phong phú, cụ thể ở nhiều cấp độ. Trong đời sống hằng ngày, tiếng Việt thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp, cảm xúc thẩm mĩ của con người. Bằng việc sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng, chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy được cái giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc.Từ khi hình thành đến nay

Trong đời sống hằng ngày

Bằng việc sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng

Chỉ thời gian, chỉ quá trình, nhấn mạnh sức sống, sự linh hoạt của tiếng Việt từ trước đến nay.

Chỉ nơi chốn, khẳng định giá trị thực tiễn của tiếng Việt.

Chỉ cách thức, nghĩa vụ của mỗi người đối với tiếng mẹ đẻ.

Câu 4 (trang 49 VBT): Trong các câu sau đây, những câu nào có trạng ngữ (in đậm) không chuyển được xuống vị trí cuối câu.

Giải đáp:

Câu có trạng ngữ không chuyển được xuống được vị trí cuối câu là:

b. Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng.

e. Cuốn sách ấy tôi đọc chưa xong. Vì vậy, tôi chưa cho anh mượn được.