Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Phò giá về kinh - trang 52 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Phò giá về kinh - trang 52 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1

Câu 1 (trang 52 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập hai. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.

Giải đáp:

a. Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt là: giang.

b. Những từ ngữ lạ và khó (đối với em) chứa các yếu tố trên: tràng giang,...

Câu 2 (trang 53 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy giải thích vì sao có thể nói thể thơ của bài "Tụng giá hoàn kinh sư" là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Giải đáp:

Có thể nói thể thơ của bài "Tụng giá hoàn kinh sư" là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. vì:

- Trong bài có 4 câu.

- Mỗi câu có 5 chữ

- Gieo vần: vần chân, vần lưng

Câu 3 (Bài tập 2 trang 68 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 53 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giải đáp:

- Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và nội dung thể hiện trong hai câu sau khác nhau ở chỗ:

+ Hai câu đầu nói về những chiến tích khi có chiến tranh,

+ Hai câu sau khẳng định chí khí muốn cống hiến cho non sông khi thái bình.

- Cách biểu cảm của bài thơ không lộ rõ mà thể hiện qua những động từ mạnh như từ: đoạt, cầm.

- Cách biểu ý của bài thơ: dùng phép đối lập giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau (đối lập về thời gian, hành động,... )

Câu 4 (trang 53): Trong bài thơ này em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?

Giải đáp:

- Học sinh có thể chọn một câu thơ mà mình yêu thích

Gợi ý câu thơ yêu thích nhất là: "Thái bình tu trí lực"

Sở dĩ em thích câu thơ này là vì: Câu thơ khẳng định phẩm chất cần có của người tài, người anh hùng trong thời kì thái bình, đó là phải tu rèn trí tuệ.