Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Ngữ văn 7 > Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - trang 68 VBT

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh - trang 68 VBT

Câu 1 (trang 68 VBT): Mỗi học sinh viết hai đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong số các để sau đây.

Giải đáp:

a. Em chọn đề văn:

Đề 1: Tục ngữ có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.

b. Lập dàn ý cho đề văn:

- Mở bài: Khẳng định cả câu ca dao và cả ý kiến được đưa ra đều có ý đúng và bổ sung ý nghĩa cho nhau.

- Thân bài:

+ Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

+ Ý kiến: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào đã bổ sung thêm ý nghĩa bài học, khiến bài học rút ra từ câu tục ngữ trở nên đầy đủ, chặt chẽ hơn.

+ Con người nên dung hòa, kết hợp cả hai ý kiến trên để làm bài học cho mình.

- Kết bài: Rút ra kinh nghiệm về học hỏi về việc tiếp nhận một luồng tư tưởng, ý kiến nào đó.

Hai đoạn văn tham khảo như sua:

- Câu tục ngữ trên là một câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm đúng đắn và quý báu của cha ông ta. Đi một ngày đàng là hình ảnh ẩn dụ cho quá trình trưởng thành của con người trong đường đời. Đó là một quá trình đòi hỏi sự bền bỉ. Chỉ có va chạm, tiếp xúc với cuộc đời “đi một ngày đàng”, không ngừng học hỏi và nỗ lực thì chúng ta mới có thể “học một sàng khôn” để trưởng thành hơn, lớn khôn hơn. Con người ta nhờ vào những nhận thức về cuộc đời xung quanh mà tồn tại và phát triển.

- Nói câu tục ngữ đưa ra một tư tưởng, bài học hoàn toàn đúng đắn không có nghĩa là phủ nhận ý kiến thứ hai được đưa ra. Ý kiến này đã bổ sung chặt chẽ hơn cho bài học ở câu tục ngữ. Trong quá trình trưởng thành, trên hành trình “đi một ngày đàng”, để đạt được “sàng khôn” thì yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định chính là ý thức học hỏi, học tập của con người.

Câu 2 (trang 70 VBT):

Giải đáp:

Em chọn câu (b) giới thiệu luận điểm 1.

câu (e) giới thiệu luận điểm 2.

Bởi vì:

- Câu văn thứ nhất giới thiệu được nét riêng ở mỗi đoạn văn.

- Câu văn thứ hai nhấn mạnh được điểm gặp gỡ nhau ở hai tác giả.

- Hai câu có sự liên kết về ý nghĩa, cách lập luận với nhau.